Trong ngày 29/1, Philippines, Việt Nam và Indonesia đều ghi nhận trên 10.000 ca mắc mới.
Philippines tiếp tục dẫn đầu ASEAN về số ca nhiễm mới trong ngày 29/1. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 17.2 COVID-19, nâng tổng số bệnh nhân nhiễm COVID-19 lên 3.528.796 ca. Philippines có 70 ca tử vong mới trong ngày 29/1.
Theo Thứ trưởng Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire, số ca mắc COVID-19 và số ca nhập viện ở vùng thủ đô Manila (Metro Manila) đang giảm xuống. Khu vực này đang được xếp loại ở mức rủi ro trung bình. Số ca mắc bệnh trung bình tại khu vực trên trong tuần này thấp hơn 4, lần so với mức cao nhất trong thời gian từ ngày 8-14/1.
Philippines đã trải qua 4 làn sóng lây nhiễm của đại dịch COVID- 19 kể từ khi đại dịch này bùng phát hồi năm 2020. Quốc gia này đã ghi nhận số ca mắc cao nhất trong một ngày vào ngày 15/1 vừa qua với 39.004 ca mắc mới.
Việt Nam đứng thứ hai ASEAN về ca mắc mới với 15.150 ca trong ngày 29/1, nẩng tổng số ca lên 2.233.287 ca. Trong ngày 29/1, Việt Nam ghi nhận nhiều ca tử vong nhất với 115 ca.
Indonesia đứng thứ ba về ca mắc mới tại ASEAN trong ngày 29/1 với 11.588 ca, nâng tổng số ca mắc lên 4.30.763 ca. Indonesia có 17 ca tử vong mới trong ngày. Số ca mắc mới này tăng so với ca mắc những ngày trước đó, lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2021, nâng tổng số ca mắc tại quốc gia Đông Nam Á này kể từ đầu đại dịch lên 4,3 triệu người, trong đó có 144.285 ca tử vong.
Indonesia đã chứng kiến số ca mắc COVID-19 mới gia tăng kể từ ngày 11/1 vừa qua sau kỳ nghỉ lễ cuối năm kéo dài, trong khi các cơ quan y tế đang gồng mình ngăn chặn biến thể Omicron.
Phát biểu họp báo, Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin cho biết theo số liệu của Bộ Y tế, chỉ 5-6% bệnh nhân nhiễm Omicron cần trợ thở, trong khi hầu hết các bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ như sốt, ho, sổ mũi và không cần nhập viện điều trị.
Thái Lan đứng thứ tư khu vực về ca nhiễm mới với 8.618 ca trong ngày 29/1. Tổng số ca mắc từ đầu đại dịch ở Thái Lan là 2.424.090. Thái Lan có 19 ca tử vong mới.
Trước đó, Bộ Y tế Thái Lan có kế hoạch tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu vào cuối năm nay dựa trên các tiêu chí riêng, ngay cả khi chưa có xác nhận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Truyền thông sở tại cho biết Thư ký thường trực Bộ Y tế Thái Lan Kiattiphum Wongrajit đã thông báo kế hoạch này sau cuộc họp của Ủy ban quốc gia về các bệnh truyền nhiễm. Theo Tiến sĩ Kiattiphum, ủy ban trên đã lên kế hoạch tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu trước cuối năm nay dựa trên các tiêu chí có thể chấp nhận được về mặt học thuật bao gồm không quá 10.000 ca mắc mới mỗi ngày, tỷ lệ tử vong không vượt quá 0,1% và hơn 80% số người có nguy cơ mắc bệnh đã được tiêm hai liều vaccine.
Ông Kiattiphum cho hay quan điểm của Bộ Y tế Thái Lan là COVID-19 đã lây lan trong hơn 2 năm và các xu hướng cho thấy căn bệnh này đã được kiểm soát và hiện không quá nghiêm trọng. Về nguyên tắc, căn bệnh trên có thể lây lan, nhưng không nghiêm trọng. Tỷ lệ tử vong có thể chấp nhận được và dịch bệnh có thể bùng phát theo từng đợt, song điều quan trọng là người dân phải được miễn dịch hoàn toàn, phải được tiêm chủng đầy đủ và hệ thống y tế hoạt động hiệu quả. Sau khi các tiêu chí này được đáp ứng trong một thời gian, COVID-19 có thể được công bố là bệnh đặc hữu ở Thái Lan.
Singapore đứng thứ 5 khu vực về ca nhiễm mới với 5.554 ca trong 24 giờ qua. Tổng số ca mắc từ đầu đại dịch ở Singapore là 3.625 ca.
Trước đó, Bộ Y tế Singapore (MOH) thông báo quốc gia Đông Nam Á này đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do biến thể Omicron. MOH cho hay bệnh nhân là một phụ nữ 92 tuổi, đã tử vong hôm 20/1 sau 10 ngày bị nhiễm biến thể Omicron từ một thành viên trong gia đình. Người phụ nữ trên chưa tiêm vaccine COVID-19 và không có tiền sử bệnh tật.
Malaysia đứng thứ 6 khu vực về ca nhiễm mới với 5.522 ca trong 24 giờ qua. Tổng số ca mắc từ đầu đại dịch ở Malaysia là 2.855.930 ca. Malaysia có 12 ca tử vong mới.
Trong bối cảnh có đồn đoán rằng chính phủ sẽ phong tỏa toàn quốc do diễn biến dịch COVID-19 tiếp tục phức tạp, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob khẳng định chính phủ sẽ không áp đặt Lệnh kiểm soát di chuyển (MCO) một lần nữa trong dịp Tết của người Hồi giáo năm nay.
Phát biểu tại họp báo, Thủ tướng Ismail cho biết hiện tại các lĩnh vực kinh tế và xã hội, cũng như việc đi lại giữa các bang đã trở lại bình thường. Trong trường hợp gia tăng đột biến số ca nhiễm, chính phủ sẽ sử dụng phương pháp áp đặt Lệnh kiểm soát di chuyển tăng cường (EMCO), tập trung vào các khu vực được xác định có nhiều ca nhiễm.
Ông kêu gọi mọi người không nên tự mãn và chủ quan, thay vào đó cần tiếp tục kiềm chế sự lây lan COVID-19, ngay cả khi đã xác định phải sống chung với COVID-19 trong tương lai. Ông cũng bày tỏ hy vọng số ca nhiễm mới sẽ tiếp tục giảm xuống dưới 1.000 để Malaysia có thể tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu.
Các quốc gia ASEAN còn lại ghi nhận vài trăm ca mắc mới trong ngày 29/1: Lào (537 ca), Myanmar (237 ca) và Campuchia (54 ca).