Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 3 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia và Malaysia.
Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cũng như tử vong cao nhất khu vực. Trong vòng 1 ngày, số ca bệnh và tử vong mới của Indonesia cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực.
Tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” chưa hề thấy “ánh sáng cuối đường hầm” sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây, bất chấp tình hình số ca mắc mới bắt đầu giảm nhẹ so với mấy ngày trước. Trong 24 giờ qua, Indonesia cũng là quốc gia có số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 cao nhất châu Á.
Philippines dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều thứ 3 trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong giảm so với ngày trước nữa.
Malaysia tình hình tiếp tục đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Malaysia khi nước này ghi nhận tới 2.154 ca bệnh mới, 6 ca tử vong vì COVID-19 trong 1 ngày qua.
Myanmar trong 24 giờ qua không công bố số liệu diễn biến dịch COVID-19.
Thái Lan sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây đã phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 5/3 ghi nhận thêm 79 ca bệnh mới, song không có ca tử vong. Thái Lan dù không ghi nhận ca tử vong vì COVID-19 trong thời gian gần đây, song tình hình dịch bệnh tại nước này vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao và diễn biến phức tạp.
Campuchia dịch bệnh đang gia tăng nhanh chóng và đáng ngại khi nước này có tới 23 bệnh nhân mới trong ngày 5/3, buộc nhà chức trách phải phong tỏa nhiều tỉnh thành.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 53.960 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 154 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 2.497.898 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 2.224.607 trường hợp.
Lào trong ngày 5/3 đã khi nhận hai ca COVID-19 mới.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có 9 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Chỉ còn Brunei và Timor-Leste không có thêm ca tử vong hay mắc bệnh nào.
Số liệu dịch COVID-19 tại Đông Nam Á ngày 5/3:
Quốc gia |
Tổng số ca mắc |
Ca mắc mới |
Tổng số ca tử vong |
Ca tử vong mới |
Ca phục hồi |
Indonesia |
1,3,069 |
+6,971 |
37,026 |
+129 |
1,182,7 |
Philippines |
587,704 |
+3,045 |
12,423 |
+19 |
535,207 |
Malaysia |
310,097 |
+2,154 |
1,159 |
+6 |
286,904 |
Myanmar |
142,000 |
|
3,200 |
|
131,571 |
Singapore |
60,007 |
+9 |
29 |
|
59,870 |
Thái Lan |
26,241 |
+79 |
85 |
|
25,641 |
Việt Nam |
2,494 |
+6 |
35 |
|
1,920 |
Campuchia |
932 |
+23 |
|
|
489 |
Brunei |
188 |
|
3 |
|
182 |
Timor-Leste |
119 |
+6 |
|
|
94 |
Lào |
47 |
+2 |
|
|
42 |
Ngày 5/3, Bộ Y tế Philippines thông báo nước này đã ghi nhận 3.045 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất trong hơn 4 tháng qua, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 587.704 ca.
Số ca tử vong do COVID-19 tại Philippines tăng thêm 19 ca lên 12.423 ca. Số bệnh nhân bình phục tăng 178 người lên 535.207 người. Kể từ khi ghi nhận ca nhiễm đầu tiên vào tháng 1/2020, Philippines đã xét nghiệm được cho hơn 8 triệu người trong tổng số 110 triệu dân.
Philippines hiện đang nỗ lực ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới sau khi phát hiện nhiều ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại thủ đô Manila và các vùng khác. Chuyên gia dịch tễ học John Wong bày tỏ quan ngại về tình trạng này, đồng thời cảnh báo số ca nhiễm sẽ còn tăng lên. Hiện chưa rõ các biến thể mới có phải là nguyên nhân khiến số ca nhiễm tăng nhanh trong tháng 2 vừa qua hay không. Chuyên gia này kêu gọi người dân đeo khẩu trang, duy trì giãn cách xã hội, tránh tụ tập đông người, rửa tay thường xuyên để phòng dịch.
Đầu tuần này, Philippines đã bắt đầu tiêm phòng cho các nhân viên y tế, sử dụng vaccine của Sinovac do Trung Quốc viện trợ. Trong ngày 4/3, Philippines đã nhận được thêm 487.200 liều vaccine của AstraZeneca qua chương trình COVAX của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Bộ trưởng Y tế Philippines Francisco Duque cho biết nước này cần 3,4 triệu liều vaccine để tiêm phòng cho 1,7 triệu nhân viên y tế. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng hối thúc người dân nước này tiêm phòng COVID-19 sớm nhất có thể để ngăn dịch lây lan.
Tại Thái Lan, Trung tâm xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) đã xác nhận thêm 79 ca nhiễm mới, trong đó có 65 ca lây nhiễm trong nước và 14 trường hợp trở về từ nước ngoài. Trong số các ca lây nhiễm trong nước có 50 ca tại tỉnh Samut Sakhon, phía Tây Nam thủ đô Bangkok.
Cho đến nay, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 26.241 ca nhiễm và 85 ca tử vong do COVID-19. Số bệnh nhân bình phục và xuất viện là 25.641 người.
Với sự đồng thuận tuyệt đối, ngày 5/3, Quốc hội Campuchia thông qua một dự luật về các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác, trong đó nêu rõ các hình phạt tài chính và án tù đối với những người vi phạm.
Theo Tân Hoa xã, 80 nghị sĩ tham dự phiên họp quốc hội đã nhất trí thông qua dự luật gồm 6 chương và 18 điều. Nghị sĩ Lork Kheng cho hay, theo luật, những người trốn cách ly, dẫn đến việc lây lan COVID-19 cho người khác, sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm và phạt 2.500 USD. Cũng theo bà Kheng, một bệnh nhân COVID-19 bỏ trốn khỏi cơ sở điều trị hoặc cơ sở điều trị sẽ bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm và phạt tiền 5.000 USD. Bà nói: “Ai đó cố tình lây bệnh COVID-19 cho người khác sẽ bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm, và án phạt sẽ tăng lên từ 10 đến 20 năm nếu hành vi này được thực hiện bởi một nhóm hoặc một tổ chức."
Bộ trưởng Y tế Mam Bunheng cho biết dự thảo luật được xây dựng nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 và giúp giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 đối với các lĩnh vực kinh tế và xã hội ở Campuchia. Ông nhấn mạnh khi có hiệu lực, luật sẽ trở thành cơ sở pháp lý vững chắc để chính phủ đưa ra các biện pháp - cả y tế và hành chính cũng như các biện pháp khác nhằm bảo vệ cuộc sống của người dân và sức khỏe cộng đồng.