COVID-19 tại ASEAN hết ngày 1/7: Indonesia ngày càng nghiêm trọng; Thái Lan mở cửa trường học

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 1/7, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thêm 2.604 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng trên 4.400 người.

Chú thích ảnh
 Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 trước khi lên tàu tại Manila, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN

Trong 24 giờ qua, khối ASEAN vẫn chỉ có hai quốc gia Indonesia và Philippines ghi nhận các ca tử vong vì virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).

Indonesia tình hình tiếp tục diễn biến nghiêm trọng nhất khu vực, khi số bệnh nhân mắc và số ca tử vong vẫn ở mức cao. Từ lâu, “quốc gia vạn đảo” đã dẫn đầu khu vực về số bệnh nhân cũng như nạn nhân tử vong do đại dịch. Cũng trong ngày, khu vực ASEAN có 6 nước ghi nhận các ca mắc COVID-19 mới.

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 4.418 người dân ở khu vực này, tăng 62 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 153.199 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 87.347 trường hợp.

Trái với tình hình ở Indonesia hay Philippines, các nước khác trong khu vực đang kiểm soát tốt địch bệnh và đời sống kinh tế-xã hội bắt đầu trở lại nhịp. Nhiều nước ASEAN tiến tục xúc tiến quá trình mở cửa trở lại và khôi phục hoạt động kinh tế xã hội.

 Số liệu dịch COVID-19 tại ASEAN tới hết ngày 1/7

Quốc gia Tổng số ca mắc Ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca phục hồi
Indonesia 57.770 +1.5 2.934 +58 25.595
Singapore 44.122 +215 26   39.011
Philippines .511 +997 1.270 +4 10.4
Malaysia 8.640 +1 121   8.375
Thái Lan 3.173 +2 58   3.059
Việt Nam 355       335
Myanmar 303 +4 6   222
Brunei 141   3   1
Campuchia 141       131
Timor-Leste 24       24
Lào 19       19
Chú thích ảnh
 Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lay lan của COVID-19 tại Jakarta, Indonesia ngày 23/6/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Ngày 1/7, Bộ Y tế Indonesia đã ghi nhận 1.5 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 57.770 ca.

Số ca tử vong đã tăng thêm 58 ca lên 2.934 ca. Đây là con số tử vong do COVID-19 cao nhất tại một quốc gia bên ngoài Trung Quốc ở khu vực Đông Á.

Thống đốc Jakarta, Anies Baswedan cùng ngày tuyên bố gia hạn các biện pháp hạn chế đi lại trong giai đoạn chuyển tiếp sang trạng thái “bình thường mới” thêm 14 ngày, đồng thời siết chặt giám sát các chợ truyền thống và hoạt động vận tải đường sắt.

Thống đốc Anies cho biết sau khi cùng Lực lượng đặc nhiệm chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 phân tích tình hình dịch bệnh tại thủ đô, chính quyền thành phố quyết định duy trì các biện pháp hạn chế xã hội quy mô lớn (PSBB) cho đến ngày 15/7 tới.

Chú thích ảnh
 Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Medan, Indonesia, ngày 24/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Phát biểu họp báo trực tuyến, ông Anies nhấn mạnh sự cần thiết nâng cao kỷ luật của công chúng ở 3 khía cạnh quan trọng là sử dụng khẩu trang, rửa tay thường xuyên và duy trì giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn nguy cơ gia tăng các ca lây nhiễm một khi các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ.

Kể từ khi được triển khai ngày 10/4, đây là lần thứ 5 Jakarta gia hạn PSBB. Theo kế hoạch, chính quyền thành phố sẽ triển khai quân đội, cảnh sát và các công chức để giám sát việc thực thi các biện pháp đảm bảo y tế tại các chợ truyền thống và trên các chuyến tàu ngoại ô đang trở thành các điểm nóng lây lan dịch bệnh.

Trong khi đó, việc kiểm soát nguy cơ lây nhiễm tại các địa điểm khác như các tòa nhà văn phòng, trung tâm mua sắm và các phương tiện giao thông công cộng được đánh giá là khá tốt.

Chú thích ảnh
 Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Surabaya, Indonesia, ngày 29/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Philippines, Bộ Y tế nước này cùng ngày thông báo số ca mắc COVID-19 tại đây đã tăng thêm 999 ca lên .511 ca. Trong khi đó, số ca tử vong trên toàn Philippines đã tăng thêm 4 ca lên 1.270 ca.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ra lệnh duy trì các biện pháp hạn chế một phần đối với thủ đô Manila thêm 2 tuần nhằm kiểm soát dịch bệnh lây lan trong khhi nỗ lực giảm thiểu thiệt hại kinh tế.

Nhằm hỗ trợ nỗ lực ứng phó dịch COVID-19 của Chính phủ Philippines, ngày 1/7, Đại sứ quán Nhật Bản tại Manila thông báo nước này sẽ gia hạn khoản vay 50 tỷ yen (464 triệu USD) để giúp quốc gia Đông Nam Á này triển khai các biện pháp khẩn cấp chống dịch.

Philippines là quốc gia đầu tiên tiếp nhận khoản vay trong khuôn khổ Chương trình cho vay hỗ trợ các biện pháp khẩn cấp chống dịch COVID-19, được Nhật Bản thiết kế nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu này.

Chú thích ảnh
 Phụ huynh đưa trẻ tới trường tại Bangkok, Thái Lan, ngày 1/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 1/7, các trường học trên khắp Thái Lan đã mở cửa đón học sinh trở lại sau nhiều tháng giảng dạy trực tuyến do các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Các trường học mở cửa trở lại trong điều kiện các biện pháp phòng ngừa vẫn được áp dụng nghiêm ngặt, từ kiểm tra thân nhiệt cho tới lập nên các phòng ngủ tạm thời, nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Trong ngày đầu quay trở lại trường học kể từ giữa tháng Ba, dễ dàng bắt gặp hình ảnh các em học sinh đeo khẩu trang tại một trường trung học phổ thông ở Bangkok. Hiệu trưởng ngôi trường này Arwuth Meekhanphet khuyến cáo tất cả học sinh phải tuân thủ các quy định vệ sinh, bao gồm đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội.

Chú thích ảnh
 Học sinh và giáo viên đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại một trường học ở Bangkok, Thái Lan, ngày 1/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi đó, tại trường Sam Khok, cách thủ đô Bangkok 50km về phía Bắc, gần 5.000 học sinh đã được yêu cầu tự cách ly tại nhà trong 15 ngày trước khi trở lại trường học như một biện pháp phòng ngừa. Một khi học sinh trở lại trường, các giáo viên sẽ phát khẩu trang cho các em vì đây là quy định bắt buộc.

Học sinh cũng được kiểm tra thân nhiệt và một máy quét nhận diện khuôn mặt sẽ tự động chuyển lời nhắn đến phụ huynh. Trong các lớp học, các thùng bỏ phiếu bằng bìa cứng vốn được sử dụng trong các cuộc bầu cử đã được biến thành những vách ngăn nhằm đảm bảo giãn cách xã hội giữa các bàn học.
Trước ngày các trường học trên khắp cả nước mở cửa trở lại, giới chức Thái Lan đã khuyến nghị mỗi lớp chỉ giới hạn từ 20-25 học sinh, trong khi các tay nắm cửa, bàn học và các khu vực có nguy cơ lây nhiễm khác phải được vệ sinh thường xuyên trong ngày.

Chú thích ảnh
 Khách du lịch thăm quan Cung điện Hoàng gia ở Bangkok, Thái Lan ngày 7/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Cho tới nay, Thái Lan đã trải qua 37 ngày không ghi nhận các ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng. Tất cả những trường hợp mới được xác nhận đều là công dân trở về từ nước ngoài được cách ly.

Tính đến hết ngày 1/7, Thái Lan có tổng cộng 3.173 ca mắc COVID-19, trong đó có 58 ca tử vong. Ngày 29/6 vừa qua, Chính phủ Thái Lan đã quyết định kéo dài Sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp thêm 1 tháng nữa cho tới cuối tháng 7.

Giới chức Thái Lan nhấn mạnh quyết định này lần cần thiết vì Thái Lan sẽ mở cửa tất cả các loại hình kinh doanh, cho phép người dân di chuyển nhiều hơn và các trường học hoạt động trở lại từ ngày 1/7.

Hết ngày 1/7, Lào và Timor Leste tiếp tục không phát sinh ca bệnh mới và hai nước này hiện không còn bệnh nhân COVID-19 nào phải điều trị.

Chú thích ảnh
 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-Australia đặc biệt về dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 theo hình thức trực tuyến đã được tổ chức trong ngày 30/6, trong đó nêu bật tầm quan trọng của việc phối hợp chung nhằm đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm này.

Thông báo của Bộ Ngoại giao nước này cho biết hội nghị đã thảo luận các cách thức tăng cường hợp tác - đối tác trong tình trạng y tế khẩn cấp ứng phó với COVID-19, tập trung vào 3 lĩnh vực cùng quan tâm gồm an ninh y tế, giữ ổn định tình hình và phục hồi kinh tế.

Ngoài ra, các bên cũng đề cập tới các định hướng trong tương lai cho Đối tác Chiến lược ASEAN-Australia hậu COVID-19 và mong muốn sự gắn kết chủ động hơn giữa hai khu vực trong điều phối ứng phó chung nhằm ngăn chặn đà lây lan của đại dịch toàn cầu này.

Thanh Tuấn/Báo Tin tức
Tuyên bố ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực cho Thế giới công việc đang đổi thay
Tuyên bố ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực cho Thế giới công việc đang đổi thay

Trong khuôn khổ các chương trình của Năm Chủ tịch ASEAN 2020, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 đã được tổ chức với hình thức trực tuyến và thành công tốt đẹp. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN