Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Myanmar và Campuchia. Đông Nam Á đang là một trong những điểm dịch nóng nhất châu Á.
Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” ngày càng nghiêm trọng, số ca mắc mới và ca tử vong tăng mạnh. Trong 1 ngày qua, Indonesia là nước có số ca tử vong và số ca mắc mới cao nhất châu Á, số ca bệnh mới của nước này còn cao nhất kể từ đầu dịch tới nay trong nhiều ngày liên tiếp. Số ca tử vong trong ngày tại Indonesia cao hơn tất cả các nước ASEAN khác cộng lại và cao hơn cả tâm dịch Ấn Độ, trở thành tâm dịch mới của châu Á.
Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn khá nghiêm trọng ở Philippines trong mấy ngày gần đây. Trong ngày 19/7, Philippines đã không còn là quốc gia có số ca mắc và tử vong cao của khu vực nữa. Nước này 24 giờ qua chứng kiến số ca tử vong tăng mạnh trở lại.
Malaysia tình hình vẫn vô cùng đáng quan ngại. Nước này hiện cũng là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh suốt mấy tuần vừa qua.
Ngày 19/7, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao thứ ba Đông Nam Á, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 129 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ 3 trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia đã quyết định phong tỏa toàn quốc trong hơn 1 tuần qua với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua ghi nhận 5.189 ca COVID-19 mới và 281 trường hợp tử vong, chỉ sau Indonesia. Tình hình dịch bệnh tại Myanmar đang rất nghiêm trọng vì cả số ca mắc mới và tử vong đều tăng vọt mấy ngày gần đây.
Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao trong mấy ngày gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 19/7 ghi nhận thêm trên 11.784 ca bệnh mới, trong khi số ca tử vong là 81 người, giảm đôi chút so với mấy ngày qua. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng mạnh, số ca tử vong cũng ở mức cao một cách đáng ngại. Thủ đô Bangkok tiếp tục bị áp lệnh giới nghiêm.
Campuchia dịch bệnh cũng nghiêm trọng và đáng ngại khi nước này có 790 bệnh nhân mới và 22 ca tử vong trong một ngày qua. Hiện nay, Campuchia đang hứng chịu tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch, buộc nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực, tỉnh thành. Thủ đô Phnom Penh vẫn là điểm dịch nặng nhất của Campuchia.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 119.009 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 1.923 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 6.203.440 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 5.123.597 trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp khi chủng mới Delta đang làm bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, có 8/11 nước thành viên còn lại trong ASEAN đều ghi nhận các ca COVID-19 mới.
Diễn biến dịch COVID-19 tại Đông Nam Á ngày 19/7:
Quốc gia |
Tổng số ca mắc |
Ca mắc mới |
Tổng số ca tử vong |
Ca tử vong mới |
Ca phục hồi |
Indonesia |
2,911,733 |
+34,257 |
74,920 |
+1,3 |
2,293,875 |
Philippines |
1,513,396 |
+5,651 |
26,786 |
+72 |
1,439,049 |
Malaysia |
927,533 |
+10,972 |
7,148 |
+129 |
791,8 |
Thái Lan |
415,170 |
+11,784 |
3,422 |
+81 |
289,651 |
Myanmar |
234,710 |
+5,189 |
5,281 |
+281 |
164,670 |
Campuchia |
67,971 |
+790 |
1,128 |
+22 |
60,017 |
Singapore |
63,245 |
+172 |
36 |
|
62,526 |
Việt Nam |
55,845 |
+4,195 |
254 |
|
10,667 |
Timor-Leste |
10,128 |
|
26 |
|
9,320 |
Lào |
3,426 |
|
5 |
|
2,174 |
Brunei |
283 |
|
3 |
|
260 |
Campuchia đối mặt với nguy cơ biến thể Delta lây lan mạnh
Campuchia đang đối mặt với nguy cơ ngày càng lớn các ca nhập cảnh từ Thái Lan làm lây lan biến thể Delta, đặc biệt là sau khi cuối tuần trước có thông tin một lao động Campuchia từ Thái Lan về nước đã trốn cách ly bằng cách vượt biên bằng xe cứu thương giả. Trước đó, Bộ Y tế Campuchia cho biết từ 31/3-14/7, nước này phát hiện 75 ca nhập cảnh nhiễm biến thể Delta.
Số lượng lớn lao động đổ về nước từ Thái Lan và trong đó nhiều trường hợp mang virus SARS-CoV-2 đã và đang gây sức ép lớn lên hệ thống hạ tầng y tế các tỉnh của Campuchia giáp biên giới Thái Lan. Các tòa nhà hành chính cũ của thành phố Khemara Phoumint (tỉnh Koh Kong) được trưng dụng làm trung tâm điều trị COVID-19, đặc biệt là các ca nặng trong bối cảnh số ca mắc mới tại tỉnh này mỗi ngày đều tăng hai con số. Các tỉnh Banteay Meanchey, Oddar Meanchey và Battambang mỗi ngày cũng phát hiện hàng chục đến hàng trăm ca mắc COVID-19 qua xét nghiệm nhanh.
Bất chấp lo ngại về số ca nhập cảnh nhiễm virus SARS-COV-2 vẫn ở mức cao, ngày 19/7 là ngày có thông tin tích cực hiếm hoi khi lần đầu tiên kể từ ngày 28/6, số ca mắc mới COVID-19 tại Campuchia trong 24 giờ qua dưới ngưỡng 800 ca và có 1.087 người được công bố khỏi bệnh.
Lào tiếp tục gia hạn lệnh phong tỏa
Ngày 19/7, Chính phủ Lào đã tiếp tục gia hạn lệnh phong tỏa đến 24h ngày 3/8 nhằm ngăn ngừa và kiểm soát dịch COVID-19. Đây là lần thứ 6 Chính phủ Lào gia hạn lệnh phong tỏa được áp dụng từ ngày 22/4 đến nay.
Giải thích lý do gia hạn lệnh phong tỏa tại cuộc họp báo trưa 19/7, quan chức Văn phòng Chính phủ Lào cho biết tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực, đặc biệt là ở các nước láng giềng của Lào, vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, chưa có dấu hiệu giảm. Tại Lào, dù tình hình lây nhiễm trong cộng đồng có giảm, nhưng số ca nhập cảnh ngày càng tăng. Do đó, Chính phủ Lào sẽ tiếp tục tiếp tục tăng cường việc truy vết, truy tìm các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng để đưa đi chữa trị; tiếp tục đẩy nhanh việc tiêm vaccine, nỗ lực đạt mục tiêu đề ra trong năm 2021.
Chính phủ cũng tiếp tục chỉ thị đóng cửa các hàng ăn uống, karaoke, địa điểm giải trí, rạp chiếu phim, phòng chơi bi da, tiệm massage, quán cà phê Internet và mọi cửa hàng game trên cả nước; tất cả các nhà máy hoạt động trong "khu vực đỏ" tiếp tục bị đóng cửa, trừ những nhà máy mà nhân viên đã được tiêm đủ hai liều vaccine COVID-19 và có ký túc xá trong khuôn viên. Việc ra/vào các "khu vực đỏ" tiếp tục bị cấm, trừ những người được phép, trong khi việc tụ tập hoặc tổ chức tiệc tùng vẫn bị cấm dưới mọi hình thức.
Song song với các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt, để tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống của người dân, Chính phủ Lào tiếp tục cho phép mở cửa trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, chợ thực phẩm tươi sống, chợ đêm; tiếp tục cho mở các cửa hiệu cắt tóc, cửa hàng làm đẹp ở khu vực ngoài vùng đỏ.
Chính phủ Lào cũng cho phép các nhà hàng, quán cà phê, các khu du lịch và khu ẩm thực tại các tỉnh không có lây nhiễm trong cộng đồng tiếp tục cung cấp dịch vụ ăn uống, nhưng phải giữ khoảng cách tối thiểu 1m và không được phục vụ chất có cồn; cho phép các trung tâm thể thao trong nhà ở thủ đô Viêng Chăn và các tỉnh không có lây nhiễm cộng đồng mở cửa nhưng cấm bán đồ uống có cồn. Cho phép mở lại các cửa hàng massage ở thủ đô Viêng Chăn và những tỉnh không có lây nhiễm cộng đồng với điều kiện người phục vụ và khách hàng đều phải tiêm đủ hai mũi vaccine và phải đóng cửa vào lúc 20h; cho phép tổ chức hội họp ở các khu vực không phải vùng Đỏ, nhưng phải thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách và phòng dịch.
Chính phủ Lào cũng cho thuyền đánh cá hoạt động tại các khu vực sông biên giới từ 8h sáng đến 18h; cho phép đi lại bình thường giữa các địa phương không có dịch; cho phép tiếp tục các hoạt động vận tải đường không, đường bộ, đường thủy giữa các tỉnh không có lây nhiễm cộng đồng mà không cần phải cách ly. Đối với hành khách và lái xe ra vào các tỉnh có ca lây nhiễm cộng đồng, những ai đã tiêm đủ hai mũi vaccine sẽ không cần phải trình giấy thông hành và không bị cách ly.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Indonesia và Philippines
Trong ngày 19/7, Indonesia ghi nhận thêm 1.3 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số bệnh nhân không qua khỏi lên 74.920 người. Cũng trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 34.257 ca mắc mới, mức thấp nhất theo ngày được ghi nhận kể từ ngày 6/7. Hiện số ca mắc tại Indonesia đã vượt 2,9 triệu ca.
Trong khi đó, Bộ Y tế Philippines (DOH) cùng ngày thông báo có thêm 5.651 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc ở quốc gia Đông Nam Á này lên 1.513.396 ca. Số người tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 26.786 ca sau khi có thêm 72 bệnh nhân không qua khỏi.
Thứ trưởng Y tế Maria Rosario Vergeire cho biết số người tử vong do biến thể Delta có khả năng lây lan mạnh đã tăng lên 3 người sau khi DOH xác nhận một phụ nữ 78 tuổi tử vong ở tỉnh Antique, miền Trung Philippines. Cho đến nay, Philippines đã phát hiện 35 trường hợp mắc biến thể Delta, trong đó có 11 trường hợp lây nhiễm trong nước.