Cựu CEO Lehman: Thêm 50 ngân hàng Mỹ có thể phá sản

Cựu giám đốc điều hành của Lehman Brothers cho rằng cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể "nuốt chửng" 50 ngân hàng khu vực khác ở Mỹ nếu chính quyền nước này không thực hiện các bước thích hợp để giải quyết các vấn đề cơ cấu.

Chú thích ảnh
Cựu giám đốc điều hành của Lehman Brothers nói rằng FED phải cắt giảm lãi suất và đảm bảo tiền gửi được nắm giữ bởi các ngân hàng khu vực. Ảnh: CNN

Cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể làm sụp đổ thêm 50 ngân hàng khu vực khác ở Mỹ nếu chính quyền nước này không thực hiện các bước thích hợp để giải quyết các vấn đề cơ cấu. Đó là đánh giá của cựu Phó chủ tịch, cự giám đốc điều hành Lehman Brothers, Lawrence McDonald trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin RIA Novosti.

Ông McDonald nói: “Các nhà hoạch định chính sách rất có thể sẽ buộc phải đưa ra một khoản khấu trừ lớn hơn nhiều để duy trì dòng tiền gửi từ các tài khoản ngân hàng vượt quá nhiều mức 250.000 USD (mức được bảo hiểm tiền gửi)".

Sự sụp đổ của Lehman Brothers, từng khiến các thị trường cấp vốn sôi sục và khiến các ngân hàng cầu gặp khó khăn khi nắm giữ đồng đô la Mỹ, đã đánh dấu sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Theo ông McDonald, những vấn đề hiện tại đang thách thức ngành ngân hàng Mỹ rất giống với những vấn đề xảy ra trước sự sụp đổ gây chấn động của gã khổng lồ tài chính Lehman.

Cựu giám đốc điều hành Lehman nói thêm rằng các ngân hàng khu vực của Mỹ dự kiến ​​​​sẽ mất “hàng trăm tỷ đô la” khi các khoản tiền này chắc chắn sẽ chuyển sang các bên cho vay lớn hơn, sau đó là trái phiếu kho bạc.

Ông McDonald cho rằng các nhà chức trách Mỹ sẽ phải tăng cường bảo đảm tiền gửi so với các biện pháp hiện có.

Hôm 21/3, một số phương tiện truyền thông đưa tin rằng các quan chức tại Bộ Tài chính Mỹ đang thảo luận về việc tăng bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp lĩnh vực ngân hàng suy thoái. Bước đi này được cho là sẽ cần đến tiền từ Quỹ Ổn định của Bộ Tài chính.

Ông McDonald cáo buộc Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã áp dụng những chính sách không phù hợp trong việc thắt chặt tiền tệ.

“Có vẻ như họ đang hút thuốc trong nhà chứa thuốc nổ. Mười ngày trước, ông Powell ở Đồi Capitol đã nói với chúng tôi rằng hệ thống ngân hàng vẫn ổn... Ông ấy đã nói dối hoặc không hiểu mình đang làm gì", cựu chủ ngân hàng bình luận.

Theo ông McDonald, FED sẽ phải cắt giảm lãi suất và sau đó có bảo đảm tiền gửi, với một khoản lớn hơn.

“Đó là những gì họ sẽ nghĩ ra... Đó là một gói cứu trợ. Về cơ bản, đó là chính phủ liên bang chấp nhận rủi ro tiền gửi ngân hàng", ông kết luận.

Lehman Brothers đệ đơn phá sản vào ngày 15/9/2008. Vào thời điểm sụp đổ, Lehman là ngân hàng đầu tư lớn thứ tư tại Mỹ với 25.000 nhân viên trên toàn thế giới. Họ có 639 tỷ USD tài sản và 613 tỷ USD nợ phải trả.

Sự sụp đổ của Lehman Brothers là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong nền tài chính hiện đại. Hình ảnh nhân viên rời khỏi toà nhà với những chiếc hộp đã trở nên nổi tiếng, biểu tượng cho cuộc suy thoái kinh tế sâu sắc ở Mỹ, gây thiệt hại ước tính khoảng 10 nghìn tỷ USD cho sản lượng kinh tế bị mất.

Thu Hằng/Báo Tin tức (Theo RT)
Những vụ bê bối chôn vùi 166 năm lịch sử của ngân hàng Credit Suisse - Kỳ 1
Những vụ bê bối chôn vùi 166 năm lịch sử của ngân hàng Credit Suisse - Kỳ 1

Ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ Credit Suisse, từng là một trong những trụ cột của hệ thống tài chính toàn cầu, giờ đã không còn tồn tại nữa.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN