Trong bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal Science, các nhà khoa học cảnh báo việc dỡ bỏ đồng loạt các biện pháp cách ly bằng mọi giá sẽ chỉ đưa đến nguy cơ kéo dài thời gian dịch lên đỉnh, có thể khiến tình hình trầm trọng hơn.
Diễn biến của dịch COVID-19 hiện phụ thuộc vào nhiều câu hỏi mà đến nay vẫn chưa tìm ra được đáp số: Liệu lây lan của virus SARS-CoV-2 có thay đổi theo mùa? Mức độ miễn dịch của người sau khi đã dương tính với virus ra sao? Phơi nhiễm trước virus ở thể ốm nhẹ có đòi hỏi biện pháp bảo đảm để chống lại các mầm bệnh gây ra COVID-19….?
Lãnh đạo các nước đang cân nhắc quyết định mở cửa trở lại hoạt động kinh tế-xã hội trong bối cảnh kinh tế toàn cầu rơi vào trạng thái ngưng trệ do các biện pháp giãn cách xã hội tạo ra. Với hàng triệu người không làm việc, chỉ ở nhà, sức ép đòi nới lỏng hạn chế ở Mỹ và nhiều nước đang gia tăng. Nhưng trước khi đưa ra quyết định mở cửa nền kinh tế, các nước cần phải có đủ thực lực, biện pháp kiểm soát dịch bệnh, ví như xét nghiệp trên diện rộng.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Havard đã sử dụng các mô hình máy tính để mô phỏng những kịch bản phát triển của COVID-19. Trong đó họ dự trù một khả năng các biện pháp cách ly xã hội nghiêm ngặt được nối tiếp bởi biện pháp phát hiện, khoanh vùng y tế cường độ cao có thể làm giảm và loại trừ được virus. Đây cũng chính là những gì đã từng xảy ra với chủng virus SARS-CoV-1 từng gây ra đại dịch SARS năm 2003. Nhưng khi số ca mắc bệnh trên toàn thế giới lên đến hơn 2 triệu, rất khó để đạt được mục tiêu này.
Trong khi đó, nhiều khả năng virus SARS-CoV-2 sẽ tồn tại dưới dạng virus cúm, phát tán toàn cầu theo mùa. Giãn cách xã hội mang lại hiệu quả, vì nó làm giảm nguy cơ lây nhiễm. Nếu virus dễ lây lan hơn vào những tháng lạnh, việc trì hoãn đỉnh dịch sang mùa thu có thể sẽ gây ra những căng thẳng cho hệ thống chăm sóc y tế.