Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin ngày 22/4, Lầu Năm Góc quyết định cấp tiền để công ty Lynas (Australia) và công ty tư nhân Mỹ MP Materials cho các cơ sở khai thác đất hiếm tại Texas và California.
Trước đó, Lầu Năm Góc đã tạm dừng cấp vốn vào ngày 29/4 với lý do “cần nghiên cứu thêm”.
Cuối tháng 4, các nhà khoa học Mỹ lo ngại về khoản góp vốn của một công ty Trung Quốc cho MP Materials.
MP Materials sở hữu mỏ đất hiếm duy nhất của Mỹ và do một quỹ đầu tư của Chicago quản lý. Một số thượng nghị sĩ Mỹ còn khuyến khích Lầu Năm Góc chỉ nên tập trung đầu tư cho dự án khai thác đất hiếm trong nước.
Dựa trên tài liệu có từ ngày 10/7, sau khi bên thứ ba hoàn tất quá trình nghiên cứu chương trình và pháp lý, Lầu Năm Góc quyết định cấp vốn cho Lynas Corp và MP Materials.
Lầu Năm Góc cũng đang nghiên cứu đề xuất cấp vốn cho các dự án liên quan đất hiếm. Những đơn vị đề xuất cho biết họ đang chờ đợi quyết định cuối cùng trong những tháng tới.
Diễn biến này xảy ra ở thời điểm Trung Quốc cảnh báo thay đổi xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ - vốn nằm trong nhóm 17 khoáng sản được sử dụng trong các thiết bị quân sự và đồ điện tử công nghệ cao.
Mặc dù Trung Quốc chỉ chiếm 1/3 trữ lượng đất hiếm của thế giới nhưng nắm giữ tới 80% sản lượng xuất khẩu khoáng sản này đến Mỹ. Nguyên nhân bắt nguồn từ thực tế Trung Quốc sở hữu rất nhiều cơ sở xử lý đất hiếm.
Trong thời gian dài, Lầu Năm Góc đã khuyến khích các nhà thầu quốc phòng mua khoáng sản nội địa.
Bộ Thương mại Mỹ ngày 4/6/2019 đã đề xuất những bước đi để đẩy mạnh sản xuất đất hiếm trong nước, như cho vay lãi suất thấp… Bộ Thương mại Mỹ đồng thời kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh của Washington về đất hiếm.