Tờ USA Today dẫn báo cáo từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) xác nhận căn bệnh nguy hiểm này đang lan rộng trong quần thể hươu tại ít nhất 24 tiểu bang của Mỹ.
Ông Lindsay Thomas, Giám đốc Truyền thông của Hiệp hội Quản lý chất lượng Hươu thuộc Tổ chức Bảo tồn Động vật Hoang dã, cho biết CWD rất giống với căn bệnh rối loại não hay bệnh nhũn não (CJD) được tìm thấy ở người. Cả hai căn bệnh đều gây ra bởi tình trạng protein sai lệch cấu trúc hay prion – một loại virus gây ra thoái hóa não.
Căn bệnh này lần đầu tiên được xác định vào những năm 1960. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa từng có bất kỳ báo cáo nào ghi nhận trường hợp mắc CWD ở con người. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy căn bệnh chỉ có thể lây truyền sang các loài động vật như hươu, nai sừng tấm.
Đứng trước nỗi lo liệu con người có mắc bệnh nếu như bị “hươu zombie” cắn hay không, chuyên gia Lindsay Thomas Jr. cho biết biểu hiện mắc bệnh của hươu không hề giống “xác chết” được miêu tả trong phim. Trong thực tế, nhiều con hươu mắc bệnh chỉ có triệu chứng đi không vững, sụt cân do virus gây bệnh tạo lỗ hổng trong não. Khi đến giai đoạn cuối của căn bệnh, chúng còn không đủ sức để tấn công một ai đó.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lo ngại nguy cơ nó có thể lây sang cho người nếu ăn phải thịt hươu nhiễm bệnh. Ông Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách Bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota (Mỹ) cảnh báo con người có khả năng mắc bệnh CDW trong tương lai.
Chính vì vậy, cần phải cẩn trọng trong các khu vực bị xác định là con vật nhiễm bệnh. Trong trường hợp săn bắt gặp phải con vật bị ốm, cần phải liên lạc với nhân viên bảo tồn động vật hoang dã để đưa con vật tới trung tâm kiểm tra.