Theo WB, các nước này phải "vay nợ đáng kể" để tài trợ cho chi phí chăm sóc thiết yếu và các biện pháp bảo trợ xã hội, do đó các quốc gia trong khu vực MENA sẽ chứng kiến nợ công tăng lên đáng kể. Các nước trong khu vực này là nhà nhập khẩu dầu, nên khối lượng nợ này thậm chí sẽ chiếm 93% tổng sản phẩm quốc nội của họ vào năm 2021.
Khu vực MENA - gồm khoảng 20 quốc gia - đã chứng kiến nền kinh tế giảm 3,8% trong năm 2020. Theo WB, tổn thất tích lũy về hoạt động của khu vực này ước tính đến cuối năm 2021 là khoảng 227 tỷ USD, tuy nhiên khối này có thể phục hồi vào cuối năm nay với điều kiện vaccine phòng chống COVID-19 được phân phối công bằng. Bất chấp tình trạng nợ nần chồng chất này, WB tiếp tục khuyến nghị các quốc gia này phải chi tiêu để khắc phục khủng hoảng y tế. “Nhu cầu tiếp tục chi tiêu và tiếp tục đi vay sẽ vẫn còn mạnh mẽ trong thời điểm hiện tại. Các quốc gia trong khu vực MENA sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục chi tiêu cho chăm sóc y tế và bảo trợ xã hội khi đại dịch vẫn còn tiếp diễn", WB nhấn mạnh.
Ngân hàng Thế giới khuyến nghị cần phải xem xét làm thế nào để "giảm thiểu chi phí nợ quá mức trong trung hạn" và kêu gọi các quốc gia cung cấp sự minh bạch trong chi tiêu của họ liên quan đến COVID và khoản vay của họ.