Trong 24 giờ qua, khối ASEAN có 4 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Malaysia và Myanmar. Indonesia vẫn là nước dẫn đầu khu vực về tổng số bệnh nhân tử vong do đại dịch và bỏ xa các quốc gia khác.
Philippines hiện có tổng số ca mắc bệnh cao nhất trong số các nước thành viên hiệp hội. Philippines số ca tử vong cũng giảm mạnh trong 48 giờ qua.
Indonesia hiện là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN hiện nay, khi nước này trong ngày ghi nhận số ca bệnh mới và số ca tử vong mới cao nhất khu vực.
Singapore vẫn ghi nhận hàng chục ca bệnh mới mỗi ngày, song tiếp tục kiểm soát khá tốt tình hình và đã nhiều tuần nay không phát sinh ca tử vong mới nào vì COVID-19. Malaysi tình hình đáng quan ngại hơn, nguy cơ làn sóng dịch mới đang hiện hữu khi nước này ghi nhận trên 140 ca bệnh mới trong ngày 23/9, cùng với 3 ca tử vong.
Myanmar mấy ngày qua có số ca mắc mới bất ngờ tăng đột biến và hiện đối mặt với nguy cơ dịch leo thang nhanh chóng. Tình hình tại quốc gia thành viên này hiện rất đáng quan ngại khi ghi nhận tới trên 400 ca bệnh mới trong 1 ngày qua.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 15.454 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 201 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 632.353 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 492.976 trường hợp.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch mới đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới. Trong 24 giờ qua, ASEAN có tới 7 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới.
Trong khi đó, Brunei, Campuchia, Timor-Leste và Lào là những nước ASEAN không có thêm ca bệnh COVID-19 nào trong ngày 23/9. Tình hình dịch bệnh tại một số nước ASEAN, tạo điều kiện cho việc xúc tiến quá trình mở cửa trở lại và khôi phục hoạt động kinh tế xã hội.
Số liệu dịch bệnh COVID-19 tại khu vực ASEAN ngày 23/9:
Quốc gia |
Tổng số ca mắc |
Ca mắc mới |
Tổng số ca tử vong |
Ca tử vong mới |
Ca phục hồi |
Philippines |
294.591 |
+2.833 |
5.091 |
+44 |
231.373 |
Indonesia |
257.8 |
+4.465 |
9.977 |
+140 |
187.958 |
Singapore |
57.639 |
+12 |
27 |
|
57.291 |
Malaysia |
10.505 |
+147 |
133 |
+3 |
9.602 |
Myanmar |
7.177 |
+434 |
129 |
+14 |
1.951 |
Thái Lan |
3.514 |
+3 |
59 |
|
3.345 |
Việt Nam |
1.069 |
+1 |
35 |
|
991 |
Campuchia |
275 |
|
|
|
274 |
Brunei |
145 |
|
3 |
|
142 |
Timor-Leste |
27 |
|
|
|
27 |
Lào |
23 |
|
|
|
22 |
Trong 24 giờ qua, Philippines ghi nhận thêm 2.833 ca COVID-19 và 44 trường hợp tử vong. Tới hết ngày 23/9, quốc gia này có tổng cộng 294.591 ca COVID-19 và 5.091 bệnh nhân tử vong, đứng thứ hai khu vực.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã quyết định nới lỏng lệnh cấm xuất cảnh đối với các y tá cũng như nhân viên y tế khác nhằm tạo điều kiện cho nhiều người tìm được công việc ở nước ngoài hơn. Quyết định trên được nhà lãnh đạo Philippines đưa ra trong bối cảnh chính phủ nước này tin rằng đã kiểm soát được dịch bệnh COVID-19.
Phát biểu họp báo, người phát ngôn Tổng thống, ông Harry Roque, cho biết Tổng thống Duterte đã đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động về việc mở rộng các miễn trừ trong lệnh cấm ra nước ngoài đối với những người đã có hợp đồng làm việc ở nước ngoài và đã hoàn tất giấy tờ, thủ tục tính tới ngày 31/8.
Tại Indonesia, cùng ngày, Bộ Y tế nước này thông báo có thêm 4.465 ca mắc, mức cao nhất được ghi nhận trong một ngày.
Tính tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Indonesia đã lên tới 257.8 ca. Ngoài ra, nước này cũng ghi nhận thêm 140 ca tử vong, nâng tổng số bệnh nhân không qua khỏi do dịch COVID-19 lên 9.977 người, cao nhất tại Đông Nam Á.
Tình hình dịch bệnh phức tạp đã khiến các nhóm tôn giáo và các chuyên gia lên tiếng hối thúc nhà chức trách nước này hoãn tổ chức cuộc bầu cử khu vực, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 9/12 tới.
Cuộc bầu cử này, nhằm bầu hàng trăm vị trí lãnh đạo địa phương chủ chốt, là một nhiệm vụ trọng tâm tại quốc đảo gồm hơn 260 triệu dân này, song đã bị trì hoãn một lần do đại dịch COVID-19.
Myanmar trong ngày 23/9 tiếp tục đối mặt với nguy cơ gia tăng của đại dịch COVID-19. Số ca bệnh mới và tử vong tại quốc gia này đang gia tăng nhanh chóng những ngày qua.
Cụ thể, Myanmar ghi nhận thêm 434 ca bệnh và 14 trường hợp tử vong vì virus SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc và tử vong tại đây lên lần lượt 7.177 và 129 ca.
Ngày 20/9, chính phủ Myanmar thông báo chỉ thị yêu cầu người dân ở nhà tại Yagon - thành phố lớn nhất nước này sau khi số ca mới mắc COVID-19 có chiều hướng tăng mạnh ở quốc gia Đông Nam Á này.
Chỉ thị áp dụng ở Yangon sẽ có hiệu lực từ ngày 21/9 và yêu cầu toàn bộ người lao động làm việc tại nhà. Hiện các trường học tại thành phố này cũng đã đóng cửa theo các biện pháp phong tỏa trước đó.
Tại Campuchia, Bộ trưởng Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Hang Chuon Naron ngày 23/9 khẳng định sẵn sàng đề nghị lên Thủ tướng Hun Sen cho phép thực hiện giai đoạn ba của kế hoạch mở cửa trở lại các trường học sau khi giai đoạn một và hai diễn ra suôn sẻ.
Báo Khmer Times dẫn lời ông Hang Chuon Naron cho hay giai đoạn ba là giai đoạn cuối cùng trong kế hoạch đón học sinh trở lại trường học của bộ trên sau khi các trường học ở Campuchia phải tạm thời đóng cửa từ tháng 3/2020 để phòng tránh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trong giai đoạn đầu của kế hoạch này, Campuchia đã mở cửa trở lại các trường học đạt tiêu chuẩn an toàn phòng dịch ở mức cao nhất và trong giai đoạn hai, nước này đã mở cửa trở lại nhóm trường học đạt tiêu chuẩn phòng dịch ở mức trung bình.
Trong giai đoạn ba này, các trường học đạt tiêu chuẩn vệ sinh tối thiểu sẽ đón học sinh quay trở lại. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ thời gian bắt đầu thực hiện giai đoạn trên.
Nước này hiện đang là một ví dụ chống dịch thành công ở Đông Nam Á khi tới nay chỉ ghi nhận 275 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó 274 ca đã khỏi bệnh và chưa có ca tử vong nào.