Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN vẫn có 4 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Malaysia và Myanmar. Indonesia vẫn là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này trong ngày ghi nhận số ca bệnh cũng như tử vong mới cao nhất khu vực. Tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” tiếp tục nghiêm trọng sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây.
Philippines dịch vẫn diễn biến xấu, số ca mắc mới cao, song số ca tử vong tiếp tục đà giảm những ngày gần đây. Malaysia tình hình cũng ngày càng đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đang quay lại tấn công Malaysia khi nước này ghi nhận 2.188 ca bệnh phát sinh và 4 ca tử vong trong 1 ngày qua.
Myanmar dịch bệnh cũng ngày càng diễn biến phức tạp với việc nhiều ngày liền ghi nhận số ca mắc và tử vong đều tăng nhanh. Tình hình tại quốc gia thành viên ASEAN này hiện rất đáng lo ngại với 1.731 ca bệnh mới và 19 người tử vong vì virus SARS-CoV-2 trong 1 ngày qua.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 26.547 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 144 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 1.133.503 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 980.722 trường hợp.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có tới 8 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Có chỉ có Timor Leste, Lào và Campuchia là những nước ASEAN không có thêm ca bệnh COVID-19 nào trong ngày 24/11.
Số liệu dịch COVID-19 tại khu vực ASEAN ngày 24/11:
Quốc hội |
Tổng số ca mắc |
Ca mắc mới |
Tổng số ca tử vong |
Ca tử vong mới |
Ca phục hồi |
Indonesia |
506,302 |
+4,192 |
16,111 |
+109 |
425,313 |
Philippines |
421,722 |
+1,118 |
8,185 |
+12 |
6,792 |
Myanmar |
82,236 |
+1,731 |
1,784 |
+19 |
60,965 |
Malaysia |
58,847 |
+2,188 |
341 |
+4 |
44,153 |
Singapore |
58,183 |
+18 |
28 |
|
58,079 |
Thái Lan |
3,922 |
+2 |
60 |
|
3,772 |
Việt Nam |
1,316 |
+4 |
35 |
|
1,153 |
Campuchia |
306 |
|
|
|
296 |
Brunei |
150 |
+1 |
3 |
|
145 |
Lào |
39 |
|
|
|
24 |
Timor-Leste |
30 |
|
|
|
30 |
Ngày 23/11, Thái Lan thông báo 2 trong số 7 loại vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiềm năng do nước này phát triển đã được thử nghiệm thành công trên động vật và sẽ bước vào giai đoạn thử nghiệm trên người.
Giám đốc Viện Nghiên cứu vaccine quốc gia Thái Lan Nakorn Premsri cho biết 2 loại vaccine bước vào giai đoạn 2 thử nghiệm trên người là vaccine mRNA do Trung tâm Nghiên cứu vaccine Chula (Chula VRC) phát triển và vaccine DNA do công ty BioNet-Asia phát triển. Trong khi đó, 5 loại vaccine tiềm năng còn lại hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm trên động vật.
Chula VRC hy vọng mẫu vaccine mRNA đầu tiên sẽ bắt đầu được thử nghiệm trên người vào tháng 4/2021, bước đầu với 72 tình nguyện viên. Nếu thành công, vaccine này sẽ bước vào giai đoạn 2 thử nghiệm trên 600 người.
Ngày 24/11, phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến của Chính phủ Indonesia, Bộ trưởng Tài chính nước này, bà Sri Mulyani Indrawati nêu rõ tính đến thời điểm hiện nay, trên thế giới chỉ có hai quốc gia duy trì được tăng trưởng kinh tế tích cực trong giai đoạn đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đó là Việt Nam và Trung Quốc.
Bộ trưởng Sri Mulyani Indrawati cho biết Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã dự báo mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 sẽ là 1,6%, trong khi mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là 1,9%. Theo bà, quý II/2020 là thời điểm các quốc gia phải đối mặt với những điều tồi tệ nhất do đại dịch COVID-19 gây ra.
Tuy nhiên, nền kinh tế của Trung Quốc lại cho thấy đây là giai đoạn bắt đầu phục hồi. Trong khi đó, đối với Việt Nam, mặc dù chịu sức ép nặng nề của đại dịch COVID-19 trong giai đoạn này nhưng nền kinh tế của Việt Nam vẫn trụ vững