Dịch COVID-19 tại ASEAN hết 25/9: Toàn khối 15.845 ca tử vong; Myanmar trên 700 ca bệnh mới/ngày

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 23/9, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 8.346 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 15.840 người.

Chú thích ảnh
 Nhân viên công vụ đeo khẩu trang và mặt nạ bảo hộ phòng lây nhiễm COVID-19 khi tham gia kỳ thi tại Surabaya, Indonesia, ngày 22/9/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN

Trong 24 giờ qua, khối ASEAN có 4 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia và Myanmar. Indonesia vẫn là nước dẫn đầu khu vực về tổng số bệnh nhân tử vong do đại dịch và bỏ xa các quốc gia khác.

Philippines hiện có tổng số ca mắc bệnh cao nhất trong số các nước thành viên hiệp hội. Philippines số ca tử vong tiếp tục xu thế giảm trong những ngày gần đây.

Indonesia hiện là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN hiện nay, khi nước này trong ngày ghi nhận số ca bệnh mới và số ca tử vong mới cao nhất khu vực.

Singapore tiếp tục kiểm soát khá tốt tình hình và đã nhiều tuần nay không phát sinh ca tử vong mới nào vì COVID-19. Malaysia tình hình đáng quan ngại hơn, nguy cơ làn sóng dịch mới đang hiện hữu khi nước này ghi nhận 111 ca bệnh trong ngày 25/9.

Myanmar mấy ngày qua có số ca mắc mới bất ngờ tăng đột biến và hiện đối mặt với nguy cơ dịch leo thang nhanh chóng. Tình hình tại quốc gia thành viên này hiện rất đáng quan ngại khi ghi nhận tới trên 760 ca bệnh mới trong 1 ngày qua.

Chú thích ảnh
 Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 khi xếp hàng chờ khám sức khỏe tại Yangon, Myanmar, ngày 8/9/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 15.845 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 206 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 648.729 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 502.837 trường hợp.

Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch mới đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới. Trong 24 giờ qua, ASEAN có 6 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới.

Trong khi đó, Việt Nam, Brunei, Campuchia, Timor-Leste và Lào là những nước ASEAN không có thêm ca bệnh COVID-19 nào trong ngày 25/9. Tình hình dịch bệnh tại một số nước ASEAN, tạo điều kiện cho việc xúc tiến quá trình mở cửa trở lại và khôi phục hoạt động kinh tế xã hội.

Số liệu dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 25/9:

Quốc gia Tổng số ca mắc Ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca phục hồi
Philippines 299.361 +2.630 5.196 +69 232.399
Indonesia 266.845 +4.823 10.218 +113 196.196
Singapore 57.665 +11 27   57.341
Malaysia 10.7 +111 133   9.696
Myanmar 9.112 +7 174 +24 2.1
Thái Lan 3.519 +3 59   3.360
Việt Nam 1.069   35   999
Campuchia 275       274
Brunei 146   3   142
Timor-Leste 27       27
Lào 23       22

Tại Indonesia, hiện Indonesia xác nhận tổng cộng 266.845 ca mắc COVID-19 và 10.218 ca tử vong.

Thủ đô Jakarta của Indonesia cũng quyết định kéo dài các hạn chế thêm 2 tuần do  các ca nhiễm mới hàng ngày ở Jakarta đã giảm kể từ đầu tuần này. Số liệu thống kê của Lực lượng đặc nhiệm quốc gia chống COVID-19 cũng cho thấy các ca nhiễm mới hàng ngày ở Jakarta đã giảm kể từ đầu tuần này.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Yogyakarta Gadjah Mada (UGM) của Indonesia thông báo vừa sáng chế thành công một loại máy dò giúp phát hiện virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 qua hơi thở.

Công cụ nói trên có tên gọi “GeNose” sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây giúp chẩn đoán COVID-19 theo thời gian thực. GeNose được cho là hiệu quả hơn các xét nghiệm PCR và chính xác hơn nhiều so với các phương pháp test nhanh. Phát biểu tại một sự kiện trực tuyến bàn giao công nghệ cho Bộ Nghiên cứu và Phát triển Indonesia, bà Dian Kesumapramudya Nurputra - một trong các nhà nghiên cứu của UGM tham gia dự án GeNose - cho hay bộ công cụ này được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong việc nối lại các hoạt động kinh tế bất chấp đại dịch COVID-19.

Chú thích ảnh
 Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bekasi, Tây Java, Indonesia, ngày 24/9/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

GeNose hoạt động bằng cách phát hiện các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có chứa virus SARS-CoV-2 từ hơi thở của bệnh nhân. Với sự hỗ trợ của nhiều cảm biến và công nghệ trí tuệ nhân tạo, bộ công cụ này có thể xác định liệu hơi thở của người này có chứa virus hay không.

Theo ông Kuwat Triyana, Trưởng nhóm nghiên cứu đến từ Khoa Toán và Khoa học của UGM (FMIPA), máy dò này đã được thử nghiệm với độ chính xác lên tới 97% trên 600 mẫu bệnh phẩm hợp lệ thu được từ Bệnh viện Bhayangkara và Bệnh viện Bambanglipuro của Yogyakarta.

Chú thích ảnh
  Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok, Thái Lan, ngày 16/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Thái Lan, Bộ Thể thao và Du lịch nước này dự kiến rút ngắn thời gian cách ly xuống còn 7 ngày đối với du khách nước ngoài bắt đầu từ tháng 11 tới nếu không phát hiện ca nhiễm virus SARS-CoV-2 "nhập cảnh" trong tháng 10.

Chính phủ Thái Lan sẽ công bố thêm chi tiết về thị thực du lịch đặc biệt (STV), cho phép những du khách đầu tiên nhập cảnh cư trú sau gần 6 tháng. Theo đó, nếu hai nhóm khách du lịch 300 người nước ngoài đầu tiên hoàn thành thời gian cách ly 14 ngày bắt đầu từ các ngày 15/10 và 21/10 mà không có ca nhiễm mới, cơ quan trên sẽ đề xuất với chính phủ tăng lượng khách  nhập cảnh mỗi tuần vào cuối tháng 11 tới.

Theo Bộ trưởng Phiphat Ratchakitprakarn, nếu chính phủ chỉ cho phép 300 khách du lịch nhập cảnh mỗi tuần sẽ không đủ để bù đắp cho toàn bộ chuỗi cung ứng và hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Chú thích ảnh
 Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok, Thái Lan, ngày 16/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Tuy nhiên, số lượng khách du lịch cũng phải phù hợp với năng lực xét nghiệm của Bộ Y tế Công cộng. Ví dụ, Văn phòng Y tế công cộng Phuket chỉ có thể cung cấp dịch vụ xét nghiệm cho 1.000 mẫu bệnh phẩm mỗi ngày.

Bộ Thể thao và Du lịch đã làm việc với các bệnh viện tư nhân về việc cung cấp nhân viên y tế nhằm hỗ trợ quy trình xét nghiệm tại các sân bay, hoặc cho phép các nhóm khách xét nghiệm tại các cơ sở cách ly tự chọn của nhà nước để giải phóng nhanh đoàn người tại các sảnh ở sân bay. Nếu kế hoạch du lịch trên được triển khai thông suốt, cơ quan này sẽ xem xét rút ngắn thời gian cách ly xuống còn 7 ngày trong tháng 11 tới.

Thái Lan hiện ghi nhận 3.516 ca nhiễm, trong đó có 59 ca tử vong.

Thanh Tuấn/Báo Tin tức
Trung Quốc có thể sản xuất 610 triệu liều vaccine phòng COVID-19 trong năm nay
Trung Quốc có thể sản xuất 610 triệu liều vaccine phòng COVID-19 trong năm nay

Ngày 25/9, nhà chức trách Trung Quốc cho biết chương trình phát triển vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 hiện là ưu tiên hàng đầu của chính phủ nước này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN