Đức và Pháp sẽ lãnh đạo quá trình 'phục hưng' EU thời hậu Brexit

Hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) trong hai ngày 22 - 23/4 vừa là cơ hội vàng để Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng hai nước sẽ lãnh đạo quá trình "phục hưng" của liên minh trong giai đoạn hậu Brexit.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái) tại cuộc họp báo. AFP/ TTXVN

Tại cuộc họp báo chung bất thường với Thủ tướng Merkel sau hội nghị thượng đỉnh EU, Tổng thống Macron khẳng định: "Khi Pháp và Đức hòa cùng tiếng nói, châu Âu có thể tiến lên phía trước". Ông cho biết thêm rằng "sẽ không có giải pháp nào phù hợp nếu đó không phải là giải pháp thích hợp cho cả Đức và Pháp".

Về phần mình, Thủ tướng Merkel cũng có phát biểu tương tự: "Cuộc họp báo này cho thấy chúng tôi quyết tâm cùng nhau tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề".

Hai nhà lãnh đạo hàng đầu châu Âu nhấn mạnh sự thống nhất giữa Đức và Pháp trong việc phối hợp giải quyết một loạt vấn đề. Các vấn đề đó gồm kế hoạch thúc đẩy năng lực quốc phòng của châu Âu trong bối cảnh châu lục này không thể dựa vào Anh hay dựa vào Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump; chống biến đổi khí hậu sau khi Mỹ khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, cũng như trong lĩnh vực thương mại và vấn đề chống chủ nghĩa khủng bố.

Tuy nhiên, họ đã tỏ ra thận trọng, tránh đi sâu chi tiết vào các chủ đề nhạy cảm như cải cách Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), hay đề xuất của Thủ tướng Anh Theresa May về quyền của công dân EU tại Anh sau Brexit.

Cặp đôi lãnh đạo Pháp - Đức mới này (còn được gọi với những cái tên chung như Merkron, Mackerel hay Emmangela) cho biết họ có ý định duy trì liên minh truyền thống giữa hai nước để thực hiện sứ mệnh thúc đẩy EU của mình.


Cuộc họp báo chung nói trên diễn ra đúng một năm sau ngày người Anh tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về Brexit để trở thành nước đầu tiên rời khỏi "mái nhà chung" EU. Tuy nhiên, chiến thắng bầu cử của ông Macron trước ứng cử viên cựu hữu Marine Le Pen đã khơi dậy không chỉ ở nước Pháp mà cả châu Âu nói chung tinh thần lạc quan sau nhiều năm thắt lưng buộc bụng và khủng hoảng, bất chấp Brexit.

 Dư luận hy vọng tân Tổng thống trẻ tuổi và năng động của nước Pháp có thể tiếp thêm năng lượng cho "cỗ máy" truyền thống già cỗi lâu nay làm nhiệm vụ thúc đẩy sự hội nhập châu Âu - đó là liên minh thời hậu chiến giữa Paris - Berlin sau nhiều thế kỷ xung đột.

TTXVN/Tin Tức
Pháp, Đức ủng hộ EU có cách tiếp cận mạnh mẽ hơn trong thương mại
Pháp, Đức ủng hộ EU có cách tiếp cận mạnh mẽ hơn trong thương mại

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 23/6 bày tỏ sự ủng hộ một châu Âu có cách tiếp cận mạnh mẽ hơn trong thương mại, đồng thời cảnh báo khối này sẽ đáp trả nếu các nước khác ngăn chặn châu Âu tiếp cận thị trường của họ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN