Dùng nước tiểu để … chống ô nhiễm

Một nhà nghiên cứu người Tây Ban Nha cho rằng, nước tiểu của con người có thể được sử dụng để giảm ô nhiễm do nó có thể hấp thu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là cácbon điôxít.

 

Nước tiểu có thể được dùng để giảm ô nhiễm môi trường. Ảnh: Internet

 

Ông Manuel Jimenez Aguilar thuộc Viện đào tạo và nghiên cứu ngư nghiệp – nông nghiệp ở Andalusia cho rằng, hấp thu một lượng lớn cácbon điôxít và các khí gây hiệu ứng nhà kính khác cần phải có hàng triệu tấn chất hấp thu trong tự nhiên.

 

Đại dương, mặt đất, đá và cây có thể hút khí cácbon nhưng lại không có nhiều ở những nơi thải ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính. Do đó, nước tiểu có thể được dùng để thay thế.

 

Ông Aguilar nói: “Với mỗi phân tử urê trong nước tiểu, một phân tử gam (đơn vị hóa học đo khối lượng chất) ammonium bicarbonate (bột khai) được sinh ra cùng một phân tử ammoniac và có thể được dùng để hấp thu một phân tử cácbon điôxít trong không khí”.

 

Để nước tiểu không bị phân hủy, ông Aguilar cho rằng có thể trộn nước tiểu với một lượng nhỏ nước thải ôliu – một chất lỏng màu đen, mùi chua chảy ra từ bột ôliu nghiền.

 

 

Thùy Dương

Lập tiêu chuẩn khí thải cho máy bay
Lập tiêu chuẩn khí thải cho máy bay

Ngày 12/7, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã đạt được bước tiến quan trọng trong nỗ lực thiết lập tiêu chuẩn khí thải gây hiệu ứng nhà kính cho máy bay trong hàng không dân dụng toàn cầu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN