Mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế lao động tại Moskva, Nga ngày 1/5. Ảnh: EPA/TTXVN |
Biện pháp nói trên nằm trong các nỗ lực chính sách nhằm tháo gỡ “quả bom hẹn giờ” nhân khẩu học có thể tàn phá châu lục đang già hóa này trong 50 năm tới, khi số người ở độ tuổi nghỉ hưu ước tính sẽ gấp đôi số người trong độ tuổi lao động.
Trong bối cảnh nền tài chính công của các nước EU đang phải vật lộn để trang trải các mức lương hưu hiện tại, EC đang nỗ lực khuyến khích tiết kiệm cá nhân để bù đắp cho lương hưu giảm xuống.
Sản phẩm hưu trí cá nhân toàn châu Âu (PEPP) như đề xuất, nếu được các nước thành viên EU và Nghị viện châu Âu thông qua, sẽ đem đến cho người tiêu dùng một phương án tiết kiệm mới, và được dự đoán sẽ làm gia tăng số người tham gia vào hình thức lương hưu cá nhân. Các nhà cung cấp sản phẩm PEPP phải được Cơ quan Bảo hiểm và Hưu trí châu Âu (EIOPA) cấp phép hoạt động.
Chỉ 27% công dân EU trong độ tuổi lao động tham gia đóng tiền để nhận được các khoản hưu trí cá nhân, vốn là hình thức bổ sung cho các khoản hưu trí nghề nghiệp và hưu trí do nhà nước cấp, qua đó tạo ra lĩnh vực hưu trí cá nhân trị giá 700 tỷ euro do các ngân hàng, quỹ hưu trí và bảo hiểm quản lý. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên gấp đôi từ nay đến năm 2030, song EC cho rằng với PEPP, lượng tài sản được quản lý có thể lên đến 2.100 tỷ euro.
InsuranceEurope, tổ chức đại diện cho các hiệp hội quốc gia trong ngành bảo hiểm, đã hoan nghênh nhiều tính năng đặc biệt của PEPP, song cho rằng cần có thời gian để đánh giá giá trị tăng thêm của đề xuất này. PensionsEurope, thể chế đại diện cho lĩnh vực hưu trí cũng hoan nghênh đề xuất của EC, đồng thời hối thúc các nước EU đưa ra các ưu đãi thuế đối với PEPP.