Quyết định này, phản ánh một bước thụt lùi lớn trong mối quan hệ của EU với Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm trừng phạt Ankara xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Cyprus bằng việc khoan thăm dò dầu khí ngoài khơi hòn đảo bị chia cắt này. Động thái này được đưa ra sau khi các nước EU, trong một quyết định riêng rẽ khác, cam kết ngừng các thương vụ bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ do chiến dịch tấn công của Ankara vào lực lượng người Kurd tại Đông Bắc Syria vào tháng 10 vừa qua.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ, hiện là ứng cử viên chính thức có nguyện vọng gia nhập EU, biện minh rằng họ đang hoạt động trong các vùng biển thuộc thềm lục địa của Thổ Nhĩ Kỳ hoặc các khu vực người Cyprus gốc Thổ Nhĩ Kỳ có quyền tài phán.
Trong một tuyên bố, các bộ trưởng EU nêu rõ: "(Quyết định này) sẽ khiến EU có thể trừng phạt các cá nhân và thực thể chịu trách nhiệm hoặc liên quan tới hoạt động khoan thăm dò trái phép ở phía Đông Địa Trung Hải".
Theo 2 nhà ngoại giao EU, cách tiếp cận "cầm chừng" này trao do Thổ Nhĩ Kỳ cơ hội chấm dứt cái EU gọi là các hoạt động khoan thăm dò bất hợp pháp trước khi bất kỳ biện pháp nào có hiệu lực.
Thổ Nhĩ Kỳ và CH Cyprus cùng tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển xung quanh đảo Cyprus. Việc phát hiện trữ lượng khí đốt khổng lồ ở phía Đông Địa Trung Hải đã làm dấy lên tranh chấp giữa CH Cyprus - nước thành viên EU - và Thổ Nhĩ Kỳ. Phía Ankara đã khẳng định hoạt động thăm dò vừa qua dựa trên "quyền lợi hợp pháp", theo đó vị trí thăm dò nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ và cộng đồng người Cyprus gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, EU coi hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là "sự leo thang không thể chấp nhận", đồng thời yêu cầu chính quyền Ankara phải dừng ngay các hoạt động thăm dò trái phép nếu không muốn bị trừng phạt.