EU tìm cách ứng phó với 'chính quyền Trump 2.0'

EU đã bắt đầu thảo luận về cách ứng phó trong mối quan hệ với Mỹ, dựa trên kinh nghiệm từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump trước đây.

Chú thích ảnh
EU đang xem xét tất cả các động thái chiến lược quan trọng cần thực hiện và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống trong quan hệ với Mỹ. Ảnh: eeas.europa.eu

Theo bình luận của mạng tin châu Âu Euractive mới đây, với việc "chính quyền Trump 2.0" được coi là một kịch bản ngày càng thực tế ở Brussels, EU đã bắt đầu tìm cách đảm bảo mối quan hệ của mình với Washington trong tương lai trong bối cảnh những người theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu đang có cơ hội phát triển.

Như Euractiv đã đưa tin, trong những tuần qua, các quan chức Ủy ban châu Âu và các quốc gia thành viên đã bắt đầu thảo luận về cách "ứng phó Trump" trong mối quan hệ EU - Mỹ, dựa trên kinh nghiệm từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump trước đây.

Một nguồn tin cấp cao từ Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) trung hữu xác nhận với Euractiv rằng họ đang cân nhắc nhiều hơn về cách đối phó với kỷ nguyên Trump mới đầy tiềm năng và đẩy nhanh tiến trình lập pháp cần thiết trong các lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như thương mại.

Nguồn tin EPP nêu rõ EU đang xem xét tất cả các động thái chiến lược quan trọng cần thực hiện và "chúng tôi cần phải sẵn sàng" cho mọi tình huống.

Theo truyền thống, Đảng Dân chủ Mỹ luôn liên kết với những người theo chủ nghĩa tự do và trung tả của EU trong khi Đảng Cộng hòa Mỹ  ủng hộ phe trung hữu của EU (EPP). Tuy nhiên, với sự lãnh đạo của ông Trump, Đảng Cộng hòa Mỹ không còn những người bạn truyền thống là Đảng Nhân dân châu Âu nữa. Dưới sự lãnh đạo hiện tại của EPP ở châu Âu, mọi mối quan hệ với đảng Cộng hòa đã bị đóng băng.

Hơn nữa, phe trung hữu của EU cũng đã đóng băng mối quan hệ với Liên minh Dân chủ Quốc tế (IDU), tổ chức thúc đẩy các chính sách bảo thủ trên toàn cầu và ủng hộ ông Trump.

Trong khi đó, bối cảnh chính trị của châu Âu đang thay đổi, từ chiến thắng trong cuộc bầu cử của Geert Wilders ở Hà Lan mới đây đến AfD cực hữu của Đức, đảng liên tục đứng ở vị trí thứ hai. Ở Pháp, đảng của bà Marine Le Pen vẫn dẫn đầu các cuộc thăm dò, trong khi đảng cực hữu FPÖ ở Áo cũng vậy.

Và ở Thụy Điển, Phó Chủ tịch ECR (Nhóm đảng chính trị trung hữu trong Nghị viện châu Âu) và nghị sĩ EU bảo thủ của Đảng Dân chủ Thụy Điển cực hữu hiện đang kêu gọi "Swexit" (Thụy Điển rời khỏi EU), nếu EU có được nhiều quyền lực hơn hiện tại.

Ở chiều ngược lại, phe cánh tả đang suy giảm. Từ Hy Lạp đến Pháp và Đức, các đảng cánh tả đang bị giải tán. Những người theo chủ nghĩa tự do ở EU, đại diện nổi bật là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, dự kiến sẽ thấy ảnh hưởng của họ tiếp tục giảm sau cuộc bầu cử EU vào tháng 6 tới trong bối cảnh đang chật vật thiết lập một bản sắc chính trị rõ ràng, chủ yếu dựa vào khẩu hiệu: “hoặc bỏ phiếu cho chúng tôi hoặc để chủ nghĩa dân túy cánh hữu lan rộng”.

Về phần mình, chương trình nghị sự về môi trường của phe Đảng Xanh ở châu Âu đang tỏ ra có phần xa rời nhu cầu và thực tế của người dân. Việc quan tâm nhiều đến ô tô điện hơn là "túi tiền" của người dân không được lòng hầu hết cử tri EU. Tương tự như vậy, những người theo chủ nghĩa Xã hội ở châu Âu vẫn bị chia thành hai phe: trung hữu hoặc cánh tả chính thống. Tất cả các đảng trên dự kiến sẽ phải chịu áp lực lớn trong cuộc bầu cử EU sắp tới. 

Công Thuận/Báo Tin tức (Theo Euractiv.com)
Cựu Tổng thống Trump cân nhắc ứng viên cho vị trí ‘phó tướng’
Cựu Tổng thống Trump cân nhắc ứng viên cho vị trí ‘phó tướng’

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đang cân nhắc lựa chọn ngôi sao dẫn chương trình nổi tiếng Tucker Carlson làm ứng viên cho chức phó tổng thống trong cuộc đua năm 2024.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN