Mức tử vong vì nhiễm SARS-CoV-2 tại Brazil đã tăng từ trung bình 2.400 ca/ngày lên 3.000 ca/ngày chỉ sau vài tuần. Đó cũng là ngưỡng gần sát với mức tử vong tồi tệ nhất từng được ghi nhận tại Mỹ ở thời đỉnh dịch, dù dân số Brazil chỉ bằng 2/3 dân số Mỹ. Con số này có thể sẽ còn lên tới 4.000 ca/ngày, bởi riêng ngày 26/3, Brazil này đã ghi nhận 3.650 trường hợp tử vong vì nhiễm SARS-CoV-2.
Đối diện với tình cảnh khó khăn, ngày càng có nhiều người thừa nhận đóng cửa là điều không thể tránh khỏi. Đó không chỉ là đánh giá của giới chuyên gia, mà còn từ cả nhiều thị trưởng, thống đốc đương nhiệm ở Brazil. Những biện pháp mà số này áp dụng hồi năm ngoái mang tính nửa vời, thường xuyên bị Tổng thống Jair Bolsonaro chỉ trích, do ông là người phản đối các biện pháp hạn chế cũng như yêu cầu đeo khẩu trang phòng dịch, đồng thời ưu tiên mở cửa, khôi phục kinh tế.
Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, Tổng thống Bolsonaro ngày 24/3 quyết định thành lập ủy ban chống khủng hoảng có nhiệm vụ ứng phó với đại dịch, một sự thay đổi trong quan điểm của ông Bolsonaro. Giới lãnh đạo địa phương cũng thực thi một loạt các giải pháp để chặn số ca tử vong tăng vọt thêm.
Nhưng như vậy có thể đã quá chậm, khi mà biến chủng SARS-CoV-2 có khả năng lây lan mạnh hơn đang hoành hành ở khắp Brazil. Lần đầu tiên, số ca mắc COVID-19 đã vượt ngưỡng 100.000 ca/ngày vào hôm 25/3. Miguel Nicolelis, giáo sư Đại học Duke (Mỹ), người hỗ trợ tư vấn cho một số thống đốc, thị trưởng ở Brazil trong kiểm soát đại dịch, dự báo số ca tử vong tại nước này có thể vượt mốc 500.000 người vào tháng 7 và sẽ vượt Mỹ về tổng số người tử vong vì SARS-CoV-2 vào cuối năm 2021.
“Chúng ta đã vượt qua những ngưỡng không thể tưởng tượng được với một quốc gia có hệ thống y tế công mạnh, có bề dày lịch sử với những chiến dịch tiêm chủng hiệu quả cùng với đội ngũ nhân viên y tế thuộc diện xuất. Giai đoạn tiếp theo sẽ là sự sụp đổ của hệ thống y tế”, ông Nicolesis cảnh báo về tình trạng lây nhiễm tại Brazil.
Tình hình đăng căng thẳng, khi mà số phòng hồi sức tích cực (ICU) được sử dụng gần như hết công suất. Giường bệnh kín, trong khi bệnh nhân COVID-19 vẫn không ngừng đổ về.