Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đang diễn ra ở Davos, Thụy Sĩ, Loop được giới thiệu như một giải pháp tiềm năng giúp các nhãn hàng và các nhà bán lẻ giải tỏa áp lực kể trên.
Loop được phát triển theo hình thức thực hiện dịch vụ vận chuyển các sản phẩm như nước cam, dầu gội và nước giặt được chứa trong các chai thủy tinh hoặc chai kim loại có thể tái sử dụng tới nhà khách hàng và thu hồi vỏ chai sau khi sử dụng để làm sạch và tái sử dụng.
Đây là sản phẩm hợp tác của một công ty tái chế đồng thời là công ty mẹ của Loop TerraCycle, công ty vận chuyển United Parcel Service, hãng phân phối hàng hóa đóng hộp Procter & Gamble, Unilever Plc, PepsiCo Inc và Coca-Cola European Partners Plc cùng các nhà bán lẻ Carrefour và Tesco Plc.
Loop được ra đời chỉ vài tháng sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ ngừng thu thập và xử lý rác thải nhựa càng làm dấy lên lo ngại về tác hại của rác thải nhựa với các đại dương trên thế giới.
Terra Cycle cho biết khách hàng có thể đặt mua sản phẩm trực tuyến cùng khoản tiền cược vỏ chai tái sử dụng. Khoản tiền này sẽ được hoàn trả đầy đủ khi khách hàng giao lại vỏ chai. Nếu đặt mua từ 7 món hàng trở lên, khách sẽ được miễn phí vận chuyển khoảng 15 tới 20 USD.
Dịch vụ được triển khai hồi tháng 5 với các dự án tại Paris (Pháp) và các khu vực New York, New Jersey, Pennsylvania của Mỹ. Dự kiến, dịch vụ sẽ xuất hiện tại Anh vào cuối năm 2019 và sau đó là các thành phố Toronto (Canada), Tokyo (Nhật Bản) và California (Mỹ) vào năm sau.
Carrefour dự định sẽ thử nghiệm dịch vụ tại Paris và có điều chỉnh phù hợp trước khi triển khai chính thức. Carrefour hào hứng với dự án được cho là thách thức cả nền công nghiệp và khách hàng, khiến họ thay đổi cách hành động, cách suy nghĩ và cách mua hàng.
PepsiCo cũng sẽ bắt đầu một dự án tại Paris với 5.000 hộ gia đình cùng với sản phẩm nước cam Tropicana chứa trong chai thủy tinh và ngũ cốc Quaker Chocolate. P&G cũng dự định sẽ tham gia chiến dịch này với các sản phẩm nước giặt Tide chứa trong chai thép không rỉ và tã giấy Pampers tái sử dụng.
Thực tế rằng các sản phẩm ngày càng phổ biến trong 50 năm qua cùng với đó là sự gia tăng các loại chai, cốc và dụng cụ chứa bằng nhựa rẻ tiền, dùng một lần gây ra những nguy cơ phá hoại môi trường đã khiến nhiều chính phủ cân nhắc ban hành lệnh cấm sử dụng các sản phẩm như chai nhựa dùng một lần, túi nhựa và các loại cốc nhựa dùng một lần. Chính sách này buộc các nhà bán lẻ và các công ty sản xuất hàng tiêu dùng phải tìm những phương án thay thế.