Giải Nobel Vật lý những năm gần đây

Ngày 9-10-2012, Ủy ban giải thưởng Nobel (Nôben) thông báo hai nhà khoa học là: Serge Haroche người Pháp và David Wineland người Mỹ cùng vinh dự được trao giải Nobel Vật lý năm 2012, vì những phát hiện đột phá về phương pháp đo lường và điều khiển các hạt riêng lẻ (hạt cơ bản) trong khi vẫn bảo tồn tính chất lượng tử mà không phá hủy cấu trúc hạt. Khám phá này đã mở ra một kỷ nguyên mới trong ngành vật lý lượng tử.



Nhà vật lý học Serge Haroche (trái) và đồng nghiệp David Wineland cùng vinh dự được trao giải Nobel Vật lý năm 2012. Nguồn: Internet.



Nhà khoa học Serge Haroche:


Serge Haroche sinh năm 1944, tại Casablanca, Marốc. Ông tốt nghiệp Tiến sĩ tại trường Đại học Paris VI (Pháp) vào năm 1971. Sau đó, Haroche trở thành Giáo sư của trường Đại học Paris VI vào năm 1975.

Năm 2001, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội Vật lý Lượng tử tại trường Collège de France (Pháp). Haroche cũng là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp và thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ.

Hiện Haroche đang giảng dạy tại trường Đại học Paris và một số trường Đại học danh tiếng khác như: Harvard và Yale. Hầu hết các nghiên cứu của ông được tiến hành trong phòng thí nghiệm thuộc khoa Vật lý của trường Đại học Ecole Normale Supérieure (ENS), vốn là một trong những trường uy tín nhất của Pháp.

Giáo sư Serge Haroche nhận được rất nhiều giải thưởng về Vật lý như: giải Grand Prix Jean Ricard của Hiệp hội Vật lý Pháp (1983), giải Enstein về Khoa học tia lazer (1988), giải Điện tử Định lượng của Hiệp hội Vật lý châu Âu (2002) …

Nhà khoa học David Wineland:

David Wineland sinh năm 1944, tại bang Wisconsin, Mỹ. Ông tốt nghiệp cử nhân trường Đại học Berkeley, California (Mỹ) năm 1965 và nhận bằng Tiến sĩ năm 1970 tại trường Đại học Harvard.
Wineland hiện đang làm việc tại phòng thí nghiệm Vật lý của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST) Mỹ. Ông được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ năm 1992.

Nhà vật lý người Mỹ này đã thực hiện nhiều nghiên cứu nâng cao về quang học, bao gồm việc làm mát các ion bằng laser trong khung kim loại nhiễm từ và dùng các ion này trong các thao tác điện toán vi lượng.

Giải Nobel Vật lý trong vòng 10 năm gần đây

- Năm 2001:

Giải thưởng Nobel Vật lý thuộc về 3 nhà vật lý Eric A.Cornell và Carl E.Wieman (người Mỹ) và Wolfgang Ketterle (người Đức), vì những thành tựu đạt được trong công trình nghiên cứu tìm ra một dạng vật chất mới, cô đọng khí đốt lỏng trong nguyên tử kiềm theo định luật Bose - Einstein.

- Năm 2002:

Giải thưởng Nobel Vật lý thuộc về 3 nhà vật lý thiên văn, Raymond Davids (người Mỹ), Riccardo Giacconi (người Mỹ gốc Italia) và Masatoshi Koshiba (người Nhật Bản) vì những đóng góp to lớn của họ cho ngành Vật lý Thiên văn, mở ra cách nhìn mới về vũ trụ, hệ mặt trời, sao, thiên hà và sao băng.

- Năm 2003:

Giải thưởng Nobel Vật lý thuộc về 3 nhà vật lý lượng tử Alexei A.Abrikosov (người Mỹ gốc Nga), Vitaly L.Ginzburg (người Nga) và Anthony J. Leggett (người Mỹ gốc Anh) vì những đóng góp to lớn mang tính tiên phong cho ngành Vật lý Lượng tử, cải thiện hiểu biết của con người về hiện tượng siêu dẫn và siêu lỏng.

- Năm 2004:

Giải thưởng Nobel Vật lý thuộc về 3 nhà vật lý học người Mỹ là David J.Gross, H.David Politzer và Frank Wilczeck, vì những khám phá của họ về lực hạt nhân mạnh, loại lực tương tác giữa các hạt cơ bản quark.

Những phát hiện của ba nhà vật lý này giúp hiểu rõ hơn lý thuyết về cách thức vận hành của một trong những lực cơ bản của tự nhiên.

- Năm 2005:

Giải thưởng Nobel Vật lý thuộc về 3 nhà vật lý là John L.Hall và Roy J.Glauber (người Mỹ), và Theodor W.Haensch (người Đức), với công trình mang tính đột phá về thuyết ánh sáng và phổ học lade.

- Năm 2006:

Giải thưởng Nobel Vật lý thuộc về 2 nhà khoa học người Mỹ là John C.Mather và George F.Smoot, với công trình nghiên cứu củng cố thêm thuyết "Vụ nổ lớn" (Big Bang), cơ sở để giải thích nguồn gốc của vũ trụ.

- Năm 2007:

Giải thưởng Nobel Vật lý thuộc về 2 nhà nghiên cứu Albert Fert (người Pháp) và Peter Gruenberg (người Đức), với phát minh về thu nhỏ ổ đĩa cứng trong các thiết bị điện tử như máy tính xách tay và máy nghe nhạc iPod, một trong những bước đột phá đối với ngành công nghệ thông tin hiện đại.

- Năm 2008:

Giải thưởng Nobel Vật lý thuộc về 3 nhà khoa học gồm Makoto Kobayashi (người Nhật), Toshihide Masakawa (người Nhật) và Yoichiro Nambuu (người Mỹ gốc Nhật Bản), với những công trình nghiên cứu mang tính tiên phong về các hạt cơ bản hay còn gọi là hạt quark, thành phần cơ bản của vật chất.

- Năm 2009:

Giải thưởng Nobel Vật lý thuộc về ba nhà khoa học Mỹ gồm Charles Kao, Willard Boyle và George Smith, với những phát minh mang tính cách mạng trong lĩnh vực sợi quang học và mạch bán dẫn, mở đường cho thời đại Internet ngày nay.

- Năm 2010:

Giải thưởng Nobel Vật lý thuộc về hai nhà khoa học cùng sinh ở Nga là Andre Geim và Konstantin Novoselov, vì chứng minh được rằng graphen, một dạng cácbon, là chất mỏng và khỏe nhất được tìm thấy từ trước đến nay. Phát hiện này có thể giúp tạo ra vật liệu mới, từ đó tạo bước đột phá trong ngành công nghiệp điện tử.

- Năm 2011:

Giải thưởng Nobel Vật lý thuộc về ba nhà khoa học: Saul Perlmutter (người Mỹ), Brian Schmidt (người Mỹ gốc Australia) và Adam Riess (người Mỹ), vì những phát hiện đột phá về sự mở rộng nhanh chóng của vũ trụ thông qua việc quan sát vụ nổ của các ngôi sao.



Hoàng Yến (tổng hợp)
Giải Nobel Vật lý 2012: Mở đường cho cuộc cách mạng máy tính thế kỷ 21
Giải Nobel Vật lý 2012: Mở đường cho cuộc cách mạng máy tính thế kỷ 21

Giải Nobel thứ hai của mùa giải năm nay dành cho những thành tựu trong lĩnh vực vật lý đã được chia chung cho hai nhà khoa học Serge Haroche của Pháp và David Wineland của Mỹ nhờ tìm ra cách đo được các hạt lượng tử, một tiến bộ mở đường cho cuộc cách mạng máy tính trong thế kỷ 21.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN