Giáo sư Tourk cho rằng đại dịch đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc trong quý I/2020, một phần do xuất khẩu giảm sút. Tuy nhiên, tiêu dùng là động lực tăng trưởng chính của kinh tế nước này. Tiêu dùng ở Trung Quốc với mức tăng trưởng 8% trong năm 2019 ở một mức độ nào đó có thể bù lại cho sụt giảm sút xuất khẩu.
Ông Tourk nhấn mạnh Trung Quốc đang đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo, với hơn 90% lực lượng lao động trở lại làm việc, các hoạt động bất động sản khởi sắc, tiêu thụ điện tăng và mật độ giao thông cũng tăng. Theo chuyên gia này, Trung Quốc vẫn là một nền kinh tế vững mạnh. Sau khi thụt lùi trong quý I/2020, kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi trong quý II.
Giáo sư Tourk đánh giá kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế có triển vọng tích cực, nhờ đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới như 5G, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật và điện toán đám mây. Ông cho biết, các chuyên gia Mỹ đánh giá cao Trung Quốc trong việc kiểm soát dịch bệnh và các nhà tư vấn tài chính của Mỹ đang khuyến nghị Trung Quốc là điểm đến hấp dẫn đối với giới đầu tư.
Ông Tourk nhấn mạnh việc tách rời kinh tế Mỹ và kinh tế Trung Quốc là điều không thể, cho rằng dù đang có sự chuyển dịch các hoạt động cần nhiều lao động từ Trung Quốc sang các nước có chi phí nhân công rẻ hơn, không một nước nào có thể cạnh tranh được với Trung Quốc về quy mô và sự tinh vi của chuỗi cung ứng, khi Trung Quốc có một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ A đến Z.
Theo Giáo sư Tourk, phản ứng của Trung Quốc trước đại dịch được thế giới đề cao. Ông hy vọng Mỹ và Trung Quốc có thể tăng cường hợp tác để ngăn chặn dịch COVID-19.