Giun ký sinh dài 27 cm sống trong bụng người lính đào tẩu. |
Trước đó, sau khi vượt qua các chốt bảo vệ ở biên giới Triều Tiên thuộc Khu Bảo an Chung (JSA), người lính này đã
bị đồng đội truy đuổi bắn tổng cộng 40 phát đạn từ súng ngắn và súng trường AK-47. Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc cho biết nhóm lính Triều Tiên đã vi phạm Hiệp ước Đình chiến 1953 giữa hai quốc gia khi vẫn cố tình nhả đạn sang bên Hàn Quốc trong lúc người lính đã ở bên lãnh thổ nước này.
Lính Triều Tiên đã được trực thăng quân sự Mỹ đưa về một bệnh viện ở Seoul cấp cứu. Sau hai lần trải qua phẫu thuật, anh ta được cứu sống và đã qua cơn nguy kịch.
Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện trong ổ bụng bệnh nhân một số lượng lớn giun ký sqoinh với các hình dạng khác nhau. Một số sinh vật ký sinh dài tới 27 cm, thậm chí còn có loại chỉ thường xuất hiện ở loài chó.
Pa
Lee Cook-jong – bác sĩ chịu trách nhiệm phẫu thuật cho lính Triều Tiên – trả lời phỏng vấn hôm 15/11: “Trong suốt 20 năm làm nghề, tôi chỉ được chứng kiến hiện tượng này trong sách y khoa”.
Bác sĩ Lee còn tiết lộ người lính này bị viêm gan B – loại virus nguy hiểm dẫn tới nguy cơ bị ung thư gan.
David Heymann – giáo sư chuyên các bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Y khoa Nhiệt đới London – cho biết việc truyền nhiễm virus viêm gan B là dấu hiệu cho thấy tình trạng yếu kém trong việc tiệt trùng ở các bệnh viện Triều Tiên. “Virus viêm gan B chủ yếu được lây truyền qua kim tiêm không được tiệt trùng… hoặc qua đường tình dục”.
Đây không phải là lần đầu những người Triều Tiên vượt biên bị phát hiện có lượng giun lớn trong bụng hoặc nhiễm virus viêm gan B.
Trong một nghiên cứu thực hiện năm 2015 trên 169 người Triều Tiên đào tẩu của Đại học Y Dankook (Hàn Quốc), 7 trên 17 nữ giới tham gia phát hiện có giun sán trong người, trong khi cứ 10 người lại có 1 người bị viêm gan B.
Choi Min-ho – giáo sư công tác tại Đại học Y Quốc gia Seoul chuyên ngành sinh vật ký sinh – giải thích việc sử dụng phân bón người trong việc nuôi trồng và điều kiện vệ sinh kém là nguyên nhân dẫn tới có giun sán trong người.
Giun ký sinh trong ruột người thường bị nhiễm qua việc tiếp xúc với phân bón hoặc tay không vệ sinh. Những bệnh này có thể dễ dàng điều trị với thuốc.
Giáo sư Choi cho biết ông tin rằng ít nhất một nửa số dân Triều Tiên bị nhiễm giun sán. “Đối với những người khỏe mạnh và cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ, bệnh giun không phải là vấn đề to tát. Nhưng đối với những người bị thiếu dinh dưỡng, bệnh tình sẽ nghiêm trọng hơn, vì giun sán là sinh vật hút chất dinh dưỡng của người”.