Trong số những người được cứu có 15 phụ nữ và một số trẻ em. Hiện toàn bộ số người di cư này đã được đưa từ thuyền di cư đến nơi an toàn trên cảng Nador.
Nằm ở khu vực Tây Bắc châu Phi, Maroc là một điểm trung chuyển chủ chốt để người di cư từ khu vực Sahara châu Phi tìm cách vào châu Âu. Theo số liệu thông kê, có khoảng 74.000 người đã tìm cách vào châu Âu mà điểm đến là Tây Ban Nha, song đã bị cơ quan chức năng Maroc ngăn chặn theo đạo luật có hiệu lực vào năm 2019.
Cũng trong ngày 18/6, Bộ Nội vụ Cyprus cho biết nước này dự kiến công bố dự thảo luật để ứng phó với dòng người di cư ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải. Nội dung dự luật hướng tới cắt giảm số lượng người có quốc tịch thứ 3 học tập tại nước này, thông qua các biện pháp giảm số lượng thị thực cấp cho sinh viên nước ngoài và chống kết hôn giả. Thêm vào đó, Cyprus cũng sẽ đưa 21 nước vào danh sách các quốc gia không được cấp quy chế tị nạn.
Hướng tới Ngày tị nạn thế giới (20/6), Chính phủ Zambia đã tổ chức sự kiện vào ngày 18/6 với chủ đề "Ủng hộ giáo dục cho người tị nạn", thông báo kết quả chương trình hỗ trợ giáo dục cho người tị nạn ở nước này. Theo Bộ trưởng Nội địa Zambia, Stephen Kampyogo (Xtê-phen Cam-pi-ô-gô), Chính phủ nước này đã hỗ trợ giáo dục miễn phí cho người ti nạn từ cấp mầm non và tiểu học theo đúng chủ trương của nước này và xây dựng trường học tại các khu tị nạn.
Ngày tị nạn thế giới năm nay có chủ đề "Everyone Can Make a Difference, Every Action Counts" (Tạm dịch: Ai cũng có thể tạo nên sự khác biệt, mọi hành động đều có giá trị). Dự kiến, trên thế giới sẽ có nhiều sự kiện được tổ chức vào ngày này.