Hàn Quốc theo dõi người nhiễm COVID-19 qua dữ liệu di động, camera

Lộ trình di chuyển của toàn bộ bệnh nhân được xác định là nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 (nCoV) tại Hàn Quốc đã được chính phủ đánh dấu và công khai trực tuyến. 

Chú thích ảnh
Nhân viên phun thuốc khử trùng tàu điện tại Incheon, Hàn Quốc. Ảnh: EPA

Tính đến nay, Hàn Quốc ghi nhận 29 ca nhiễm chủng mới của virus Corona khởi phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc hồi tháng 12/2019. 

Giới chức Hàn Quốc nằm lộ trình di chuyển và hoạt động của toàn bộ bệnh nhân dương tính với nCoV bằng dữ liệu điện thoại di động, hồ sơ thẻ tín dụng, camera giám sát cũng như thẻ giao thông công cộng.  

Theo tờ Daily Mail của Anh, lộ trình di chuyển của 29 bệnh nhân này sau đó được công khai trên trang web của Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc. Do đó, các công dân khác có thể truy cập và xác định xem họ có từng tiếp xúc với người bệnh hay không. 

Các quốc gia châu Á khác với tỷ lệ nhiễm bệnh cao cũng áp dụng biện pháp theo dõi lộ trình di chuyển của công dân nhiễm bệnh. Trung Quốc – tâm dịch COVID-19 với trên .500 ca mắc – đã sử dụng dữ liệu định vị điện thoại và thông tin do người dân trực tiếp cung cấp. 

Chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) thì giám sát các gia định bị cách ly tại nhà bằng vòng tay điện tử. Trong khi đó, Đài Loan (Trung Quốc) theo dõi người dân bằng tín hiệu điện thoại di động. 

Tính trên toàn thế giới, đến sáng 17/2 đã ghi nhận 71.326 ca nhiễm và 1.775 ca tử vong. 5 ca tử vong ngoài Trung Quốc Đại lục xảy ra tại Đài Loan, Hong Kong, Nhật Bản, Philippines và Pháp. Hàn Quốc có số ca nhiễm bệnh cao thứ sáu, sau Trung Quốc Đại lục, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản và Hong Kong. 

Hệ thống camera giám sát an ninh tại Seoul ưu việt hơn các nước láng giềng về mức độ chi tiết và yếu tố công khai trực tuyến với công chúng. 

Du khách từ Trung Quốc đến Hàn Quốc cũng phải kê khai số điện thoại cho chính quyền rồi mới được phép nhập cảnh. Sau đó, họ phải tải về điện thoại một ứng dụng của chính phủ để báo cáo tình trạng sức khỏe mỗi ngày. Nếu không thực hiện đúng, cơ quan chức năng sẽ gọi điện cho du khách đó. 

Bệnh nhân dương tính với virus Corona được báo trước về việc bị công khai dữ liệu cá nhân, song họ không được phép từ chối hay có lựa chọn khác.  

Ông Abdi Mahamud, quan chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang phối hợp với nhóm phản ứng nhanh về dịch COVID-19 tại khu vực Tây Thái Bình Dương, cho biết việc sử dụng công nghệ big-data (dữ liệu lớn) có thể hỗ trợ phát hiện sớm người nhiễm virus cùng như phản ứng với tình hình dịch bệnh. 

Phát biểu với Tạp chí Phố Wall (WSJ), ông Mahamud cho hay: “Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới nổi và cần phải cẩn trọng khi xử lý dạng thông tin này”. 

Trước đó, theo hãng thông tấn Yonhap, nhà chức trách y tế Hàn Quốc ngày 16/2 cho biết đang cân nhắc xét nghiệm virus Corona đối với tất cả các bệnh nhân viêm phổi ở nước này để xác định xem họ có nhiễm COVID-19 hay không.

Quyết định trên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) được công bố sau khi nước này ghi nhận trường hợp thứ 29 nhiễm bệnh. Người này không hề đi du lịch nước ngoài và bị phát hiện nhiễm bệnh sau khi các bác sĩ quyết định cho bệnh nhân xét nghiệm virus Corona vì bị viêm phổi. Hiện các bác sĩ xác định bệnh nhân này chưa có tiếp xúc nào với các bệnh nhân nhiễm virus Corona khác ở Hàn Quốc. 

Hoàng Trang/Báo Tin tức
Loài đỉa có thể giúp ích trong ngăn chặn virus lây lan trong tương lai
Loài đỉa có thể giúp ích trong ngăn chặn virus lây lan trong tương lai

Với đặc tính hút máu, loài đỉa sẽ giúp ích trong cuộc chiến chống nạn săn trộm cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm các chủng virus mới từ động vật hoang dã sang con người.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN