Tin nhắn khẩn cảnh báo được gửi tới điện thoại người dân Hawaii và mất phút sau giới chức bang mới thu hồi lệnh cảnh báo. Chữ trên biển hiệu: Không có mối đe dọa nào.
|
Theo Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjien Nielsen, vụ báo động nhầm tên lửa gần đây tại Hawaii gây ra hoảng loạn trong bối cảnh căng thẳng với Triều Tiên leo thang là một “sai lầm đáng tiếc”. Tuy nhiên, phát biểu trên chương trình Fox News ngày 14/1, Bộ trưởng Nielsen kêu gọi người dân nước này không nên mất niềm tin vào chính phủ và hãy tin tưởng vào các hệ thống cảnh báo của chính phủ do lực lượng chức năng kiểm tra hàng ngày. Bà cho biết hệ thống cảnh báo sớm này là cần thiết và bà không muốn bất kỳ ai có “kết luận sai lầm” từ vụ việc.
Sáng ngày 13/1, tin nhắn khẩn được gửi tới điện thoại của hàng trăm nghìn người cảnh báo về một cuộc tấn công bằng tên lửa: “Tên lửa đạn đạo đang đe doạ tấn công Hawaii. Hãy lập tức tìm chỗ trú ẩn. Đây không phải là một cuộc diễn tập".
Vern Miyagi – người đứng đầu Cơ quan Quản lý Tình huống Khẩn cấp Hawaii - cho tờ USA Today biết ông là người chịu trách nhiệm về thông tin cảnh báo sai cũng như mất đến tận phút để thu hồi nó. Trong cuộc họp báo cùng ngày xảy ra sự cố, Thống đốc bang Hawaii David Ige đã xin lỗi và cho biết báo động giả xảy ra vào giữa cuộc diễn tập, khoảng 8h ngày 13/11 (theo giờ địa phương) trong một phiên đổi ca trực và thực hành thao tác kỹ thuật, dẫn tới việc "bấm nhầm nút".
Ngay lập tức, cơ quan này đã phải thực hiện một sự thay đổi trong quy tắc trao đổi thông tin cảnh báo.
Theo cơ quan quản lý, cảnh báo về các cuộc diễn tập và các lần phóng tên lửa thực sự từ giờ cần phải được kích hoạt và xác nhận qua hai người. Và nếu như sự cố sai lầm một lần nữa xảy ra, thì một lệnh chỉ huy hủy cảnh báo viết sẵn sẽ có hiệu lực chỉ trong vài giây sau khi có báo động.
Thống đốc bang Ige cũng cho biết sẽ tạm dừng mọi buổi diễn tập cảnh báo sớm trong tương lai cho đến khi nào Cơ quan Quản lý Tình huống Khẩn cấp Hawaii hoàn thành bản phân tích toàn diện chuyện gì đã xảy ra vào sáng 13/1.
Trước đây, những sai lầm tương tự cũng từng xảy ra và từng khiến Mỹ và Liên bang Xô viết vô tình tiến sát đến bờ vực chiến tranh hạt nhân. Sau sự cố, nhiều người Mỹ sẽ tự hỏi: Tại sao người dân Hawaii và đất nước này ngày nay phải hứng chịu mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên hay Tổng thống đang làm gì để loại trừ mối đe dọa đó?.
Sự cố báo động nhầm xảy ra chỉ một tuần sau khi Triều Tiên và Hàn Quốc có cuộc đối thoại cấp cao bàn bạc về khả năng Triều Tiên tham gia Thế vận hội (Olympics) Mùa đông tổ chức tháng tới tại Pyeongchang.
Cuộc đối thoại dường như là tín hiệu giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên, nhưng Bình Nhưỡng không hề tỏ thái độ nhượng bộ Washington. Thậm chí khi Hàn Quốc đề cập đến vấn đề phi hạt nhân hóa, trưởng đoàn đàm phán của Triều Tiên đã nổi giận và từ chối thảo luận, nói rằng tất cả vũ khí mà họ phát triển chỉ nhằm vào Mỹ.