Theo đó, hiến pháp mới đã đủ điều kiện để có hiệu lực sau khi được nhận được đa số phiếu ủng hộ dù tỷ lệ người đi bầu thấp, với chỉ 30,5%. Dự kiến Tổng thống Tunisia sẽ công bố kết quả cuối cùng, ban hành và công bố Hiến pháp mới trên Công báo.
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Bắc Phi, Chủ tịch ISIE Farouk Bouasker cho biết 94,6% người đi bầu bỏ phiếu "Có" so với 5,4% nói "Không" với bản Hiến pháp mới. Hơn 2,8 triệu cử tri Tunisia có đủ tư cách tham gia bỏ phiếu. Ông Bouasker cũng khẳng định việc tòa án hành chính bác bỏ mọi cáo buộc nhằm quy trình trưng cầu dân ý "đã xác nhận tính liêm chính và minh bạch của ISIE".
Tunisia đang chìm trong khủng hoảng nghiêm trọng, với tăng trưởng thấp, dưới 3%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp cao, lên tới gần 40% thanh niên, và nạn nghèo đói gia tăng, lên tới 4 triệu người. Từ nhiều tuần qua, Tunisia đã đàm phán một khoản vay mới trị giá 4 tỷ USD với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng như mong muốn nhận được các khoản viện trợ nước ngoài khác, đặc biệt từ châu Âu.