Tờ Daily Mail đưa tin tổ chức từ thiện trên cho biết tình trạng ô nhiễm tại các thành phố ở Anh đã trở thành một vấn đề khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng, đồng thời thúc giục chính phủ đưa ra những biện pháp quyết liệt hơn để giảm ô nhiễm.
Theo báo cáo của British Heart Foundation, chất lượng không khí tại vùng ô nhiễm nhất như Newham ở Đông London độc hại gấp 4 lần khu vực trong lành nhất là hòn đảo nhỏ Outer Hebrides ở Scotland. Và gần như toàn bộ 25 khu vực bị ô nhiễm không khí nặng nhất tại Anh đều ở thủ đô London.
Các phân tử ô nhiễm có thể len lỏi vào trong cơ thể người, gây nguy hiểm đến tính mạng cũng như tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh phổi và ung thư.
Người dân sống tại Newham - quận nổi tiếng thiếu thốn cơ sở vật chất và văn hóa – hít thở bầu không khí độc hại tương đương với việc họ hút 159 điếu thuốc mỗi năm. Không khí tại các vùng ô nhiễm cao khác cũng ngang bằng với việc hút nhiều hơn 155 điếu thuốc. Cụ thể, Westminster (157 điếu), Kensington và Chelsea (156 điếu), Islington (156 điếu), Waltham Forest (156 điếu) và Hackney (155 điếu).
khi đó, tại vùng không khí sạch nhất ở ngoại ô phía Bắc Scotland như Outer Hebrides (40 điếu), đảo Shetland (43 điếu), Orkney (46 điếu).
British Heart Foundation đã thực hiện phép tính trên bằng cách đo mức phơi nhiễm trung bình với bụi mịn PM2,5. Đây là loại hạt ô nhiễm không khí có thể đo lường nhỏ nhất.
Bụi mịn có thể xâm nhập sâu vào cơ thể người do có kích thước siêu nhỏ và ảnh hưởng sức khỏe nhiều người hơn bất kỳ chất gây ô nhiễm nào khác, ngay cả ở nồng độ thấp. Theo WHO, ô nhiễm không khí được coi là "kẻ giết người thầm lặng". Ước tính có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Tương tự như vậy, tỷ lệ đột qụy não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%.