Theo ước tính của IEA, mức độ tuân thủ ban đầu đối với cam kết cắt giảm sản lượng dầu lên đến 90%, với một số nước sản xuất, trong đó có Saudi Arabia có vẻ cắt giảm sản lượng nhiều hơn mức được yêu cầu.
Khu vực sản xuất khí hóa lỏng tại Ras Laffan, Qatar ngày 6/2. Ảnh:AFP/TTXVN |
Ngoài ra, IEA cũng nâng dự báo về mức tăng nhu cầu dầu trên toàn cầu trong năm 2017 thêm 200.000 thùng so với dự báo hồi tháng 1/2017, lên 98 triệu thùng/ngày.
Trong khi đó, Đại diện thường trực của Nga tại OPEC Vladimir Voronkov cho biết ngân sách Nga đã thu về thêm 1.500 tỷ ruble (hơn 25 tỷ USD) từ thỏa thuận giảm sản lượng khai thác dầu giữa OPEC và các nước ngoài OPEC đã đạt được hồi đầu tháng 12/2016.
Hồi cuối tháng 11/2016, OPEC đã nhất trí giảm sản lượng khai thác 1,2 triệu thùng dầu/ngày và 10 nước không phải thành viên OPEC thỏa thuận giảm 558.000 thùng/ngày, riêng Nga giảm 300.000 thùng/ngày. Thỏa thuận này được triển khai thực hiện trong sáu tháng đầu năm 2017 - việc đã đẩy giá dầu thô từ mức khoảng 30 USD/thùng lên 55 USD/thùng, và đem về cho ngân sách liên bang của Nga thêm 1.500 tỷ ruble.
Hiện thời đã có những thông tin dự đoán thỏa thuận cắt giảm sản lượng sẽ được gia hạn thêm, song còn phải tùy vào kết quả sau 6 tháng thực hiện cũng như xu hướng trên thị trường dầu thế giới. Ô ng Voronkov cho rằng giá dầu mỏ trong thời gian tới sẽ chưa thể đạt mức 100 USD/thùng do sản lượng của các nước không tham gia thỏa thuận chiếm tỷ lệ không nhỏ. Nhiều khả năng nhất là dầu sẽ ở mức giá 50-60 USD/thùng trong năm 2017.