IMF chú trọng tới thực trạng chênh lệch giàu nghèo trên thế giới

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde thừa nhận rằng IMF đã chậm ý thức về những nguy cơ tiềm ẩn từ bất bình đẳng thu nhập trên phạm vi toàn thế giới và hiện là thời điểm thích hợp để các chuyên gia đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.

Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde phát biểu tại một phiên thảo luận ở Washington, DC ngày 5/1. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu ngày 18/1 tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 47 tại Davos (Thụy Sĩ), bà Lagarde cho biết từng có nhiều ý kiến phản đối các chuyên gia kinh tế, cho rằng họ thực sự không cần lo lắng về các vấn đề này, nhất là trong nội bộ IMF. Tuy nhiên, giờ đây thể chế tài chính đa phương lớn nhất toàn cầu này đã thay đổi và quan tâm hơn đến khoảng cách giàu nghèo, nghiên cứu và đưa ra các chính sách để đối phó.

Một báo cáo gần đây của Oxfam cho biết 8 tỷ phú thế giới sở hữu lượng tài sản tương đương với tài sản của 50% số người nghèo trên thế giới. Báo cáo nhấn mạnh tình trạng bất bình đẳng thu nhập này "đe dọa phá vỡ các xã hội". Theo báo cáo có tiêu đề "Nền kinh tế của 99%", tổng tài sản của 3,6 tỷ người nghèo nhất thế giới chỉ tương đương với tổng giá trị tài sản ròng của 8 người gồm 6 công dân Mỹ, một doanh nhân Tây Ban Nha và một doanh nhân đến từ Mexico. 


Trong số này có những tỷ phú như Bill Gates - nhà sáng lập Tập đoàn Công nghệ danh tiếng Microsoft, Mark Zuckerberg - ông chủ trang mạng xã hội "đình đám" Facebook và Jeff Bezos, nhà sáng lập trang bán hàng trực tuyến Amazon. Ước tính, giá trị tài sản của nhóm người giàu nhất này tăng trung bình 11% mỗi năm kể từ 2009.

TTXVN/Tin Tức
Khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ lớn nhất trong 100 năm
Khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ lớn nhất trong 100 năm

Từ năm 2010-2013 thu nhập tăng chỉ tập trung vào 3% các gia đình giàu nhất nước Mỹ, chiếm khoảng 30% tổng thu nhập cả quốc gia.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN