Số vaccine này sẽ được phân bổ cho chương trình “Gotong royong" (Cùng nhau hợp tác) do các công ty tự chi trả để tiêm chủng cho các nhân viên và thành viên gia đình của họ.
Phát biểu tại Cuộc họp Điều phối Thảm họa năm 2021 diễn ra hôm 9/3, ông Honesti Basyir, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của hãng dược quốc doanh Bio Farma cho biết tính đến tháng 6 tới, Indonesia sẽ nhận được tổng cộng 15 triệu liều vaccine của Sinopharm.
Cũng theo ông Honesti, ngoài vaccine của Sinopharm, Bio Farma cũng đang đàm phán để mua 5,2 triệu liều vaccine của hãng Moderna (Mỹ). Các công ty có kế hoạch tổ chức tiêm chủng riêng sẽ hợp tác với Bio Farma để mua vaccine theo mức giá do Bộ Y tế quyết định.
Hiện Indonesia đã nhận được cam kết cung cấp 426 triệu liều vaccine từ nhiều nhà sản xuất và đã tiếp nhận tổng cộng 39,1 triệu liều, trong đó triệu liều từ công ty Sinovac của Trung Quốc và 1,1 triệu liều từ hãng AstraZeneca.
Tính đến ngày 9/3, quốc gia Đông Nam Á này đã tiêm vaccine cho 3.337.000 người trong khuôn khổ giai đoạn một và giai đoạn hai của chương trình tiêm chủng quốc gia miễn phí ngừa COVID-19.
Phóng viên TTXVN tại New Dehli dẫn tin trên báo Indian Express ngày 10/3 cho biết cuộc họp thượng đỉnh lần đầu tiên của Nhóm Bộ tứ, gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia, vào ngày 12/3 tới có kế hoạch công bố các thỏa thuận tài chính để hỗ trợ tăng năng lực sản xuất vaccine ngừa COVID-19 ở Ấn Độ. Các thỏa thuận tài trợ đặc biệt tập trung vào các công ty và tổ chức ở Ấn Độ sản xuất vaccine cho các hãng dược phẩm Novavax Inc và Johnson & Johnson của Mỹ.
Theo các nguồn tin tại New Delhi, mục tiêu của sáng kiến trên là thúc đẩy sản xuất vaccine, tăng tốc độ tiêm chủng. Lương vaccine được sản xuất ở Ấn Độ sẽ được sử dụng trong các nỗ lực tiêm chủng ở khu vực Đông Nam Á.