Phát biểu tại cuộc họp điều phối quốc gia năm 2021 của ngành du lịch và kinh tế sáng tạo, Bộ trưởng Sri Mulyani cho biết khoản ngân sách trên sẽ được sử dụng để phát triển ngành công nghiệp không khói này trên ba khía cạnh, gồm khả năng tiếp cận, điểm tham quan và tiện nghi, xúc tiến và sự tham gia của tư nhân. Bà Sri Mulyani cho biết khoản ngân sách trên bao gồm 6.500 tỷ rupiah chi ngân sách trung ương và 2.800 tỷ rupiah phân bổ cho ngân sách địa phương.
Năm 2021, Chính phủ Indonesia đã phân bổ 7.670 tỷ rupiah để phục hồi ngành du lịch và kinh tế sáng tạo. Nỗ lực này nhằm hỗ trợ các điểm đến du lịch siêu ưu tiên, gồm Hồ Toba, Borobudur, Mandalika, Labuan Bajo và Likupang, sẵn sàng mở cửa đón du khách trong và ngoài nước ngay khi các lệnh hạn chế được nới lỏng.
Trước đó, cùng ngày, Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Sandiaga Uno cho biết gần 2 triệu nhân viên du lịch ở Indonesia có nguy cơ bị mất việc làm và bị ảnh hưởng đến sinh kế do đại dịch COVID-19.
Trong 6 tháng đầu năm nay, lượng khách du lịch nước ngoài tới Indonesia đã sụt giảm 80% so với thời điểm trước đại dịch và cao hơn mức giảm 75% vào cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, lượng khách du lịch trong nước cũng giảm gần 30% do chính phủ áp đặt một số chính sách hạn chế đi lại.
Theo Bộ trưởng Uno, trước đại dịch, du lịch là lĩnh vực thu ngoại tệ lớn thứ hai sau lĩnh vực dầu khí. Tuy nhiên, năm 2020, lượng ngoại hối từ du lịch chỉ đạt 3,54 tỷ USD, giảm gần 80% so với năm 2019.