Indonesia đang đối mặt với quả bom hẹn giờ phân hóa nhân khẩu học khi tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên năm 2013 đã tăng lên tới 19,9% do kinh tế suy thoái.Ảnh minh họa. Nguồn: Jakarta Post |
Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn báo cáo mới nhất của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) về tình hình thất nghiệp, cho biết Indonesia dẫn đầu về thất nghiệp lao động trẻ (độ tuổi 15-24) với tỷ lệ 19,9% trong tổng dân số. Tiếp theo là Sri Lanka (19%), Philippines (17,9%).
Còn tại khu vực Châu Á-Thái Bình dương, trong số các nước đang phát triển, các nước có tỷ lệ thất nghiệp lao động trẻ thuộc nhóm thấp nhất là Thái Lan (2,2%), Đặc khu hành chính Macau (6,7%), Singapoe (6,8%), còn trong số các nước phát triển, New Zealand có tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao nhất với 16,2 %.
Theo nhà phân tích hàng đầu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế, Viện Khoa học Indonesia (LIPI), Latif Adam, báo cáo trên của ILO cho thấy khu vực kinh tế - vẫn hấp thụ lao động một cách truyền thống, hiện đang trên đà suy giảm, kéo nhu cầu đối với lao động trẻ giảm theo. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trong giới trẻ là một hiện tượng phổ biến trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhưng gây tác động nghiêm trọng nhất ở Indonesia.
Chuyên gia này cảnh báo đây chính là “quả bom thời gian" đối với đất nước “Vạn đảo". Chính vì vậy tìm kiếm các biện pháp tạo công ăn việc làm, nhất là cho các lao động trẻ có độ tuổi từ 15-24, rất quan trọng đối với Chính phủ Indonesia vì nếu không đất nước sẽ không lợi dụng được cơ hội có cơ cấu dân số vàng trong giai đoạn 2020-2030.
Riêng ở Indonesia, Cơ quan Thống kê Quốc gia (BPS) cho biết tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là Banten (trên 10%), tiếp theo là Jakarta, Aceh, West Java, and East Kalimantan.
Việt Tú (
Pv TTXVN tại Indonesia)