Phát biểu tại hội thảo trực tuyến “Tháng tiêm chủng cho trẻ em”, bà Siti cho rằng việc tiêm chủng cho trẻ em được đánh giá sẽ hiệu quả hơn nếu thực hiện ở các trường học. Chính phủ đang lên kế hoạch chi tiết về nội dung và kỹ thuật đối với chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 6-11 tuổi.
Đối với trẻ em khuyết tật, Chính phủ Indonesia dự kiến sẽ hợp tác với các trường chuyên biệt và cơ sở cộng đồng cho người khuyết tật. Đối với trẻ em không được đến trường, sẽ phối hợp với Văn phòng các vấn đề xã hội. Đối với trẻ em mắc các bệnh bẩm sinh như tim, bạch cầu, không được tiêm chủng nếu không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
Hội đồng khoa học Indonesia cũng đang xây dựng các phương án sàng lọc phù hợp cho từng đối tượng trẻ em khi tiến hành tiêm chủng. Sẽ có một hệ thống dữ liệu tiêm chủng duy nhất. Chính phủ yêu cầu phụ huynh chuẩn bị số chứng minh nhân dân (NIK) của trẻ em trước khi tiêm chủng.
Theo bà Siti, Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu tiêm chủng ngừa COVID-19 cho khoảng 26 triệu trẻ em từ 6-11 tuổi trên cả nước, theo đó cần ít nhất 50 triệu liều vaccine.