Phát biểu họp báo ngày 3/11, bà Indrawati cho biết thuế tiêu thụ thuốc lá sẽ tiếp tục tăng 10% vào năm 2024, trong đó mức tăng thuế đối với thuốc lá cuốn bằng máy sẽ cao hơn các loại khác.
Kể từ năm 2014, Indonesia đã tiến hành tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm thuốc lá hầu như hàng năm trong một nỗ lực nhằm cắt giảm tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên của nước này.
Riêng trong năm 2022 này, thuế tiêu thụ thuốc lá đã tăng trung bình 12%, cao hơn mức tăng của năm trước. Trước đó ngày 13/12/2021, Bộ Tài chính Indonesia thông báo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt 12% đối với thuốc lá cuốn bằng máy (SKM) và thuốc lá trắng (SPM), và 4,5% đối với thuốc lá cuốn bằng tay (SKT) sử dụng nhiều lao động.
Chính phủ Indonesia cũng nâng giá sàn đối với thuốc lá ở tất cả các chủng loại, dẫn đến giá bán lẻ cao hơn nhiều. Ví dụ, giá sàn SPM loại I sẽ tăng 12,01% lên 40.100 rupiah (2,8 USD) cho một bao 20 điếu vào năm 2022. Đối với các nhãn hiệu thuốc lá bán chạy nhất, giá bán lẻ sẽ là .100 rupiah cho mỗi gói 20 điếu, cao thứ ba trong khu vực, sau Singapore và Malaysia.
Bộ Tài chính ước tính rằng đợt tăng thuế gần đây nhất đã khiến sản lượng giảm 3% xuống còn 310,4 triệu điếu vào năm 2022 song vẫn mang lại 193.500 tỷ rupiah, chiếm 10% tổng ngân sách nhà nước.