Động thái này có thể khiến kế hoạch tiêm chủng của EU tiếp tục chậm trễ dù liên minh này chủ yếu đang sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech để tiêm chủng cho người dân.
Đến nay, hơn một nửa dân số là người trưởng thành tại EU đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine.
Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) tuần trước cho biết số vaccine của J&J đã được vận chuyển từ nhà máy Emergent tại Mỹ đến châu Âu sẽ không được sử dụng vì lo ngại liên quan đến sự cố nhầm lẫn thành phần vaccine của J&J và AstraZeneca cũng được sản xuất tại nhà máy này. Theo quyết định trên của EMA, 17 triệu liều vaccine đã bị cấm sử dụng tại EU. Người phát ngôn EC cho biết sự cố trên có thể khiến J&J không thể cung cấp 55 triệu liều theo lịch trình vào cuối quý II này.
EU đã đặt hàng vaccine J&J tổng cộng 200 triệu liều, trong đó 55 triệu liều dự kiến sẽ được giao vào cuối tháng 6 này nhưng đến nay EU mới nhận được 12 triệu liều. Người phát ngôn trên cho biết EU sẽ tiếp tục làm việc với J&J để có thể nhận được những liều vaccine đã nhất trí giao trong quý này và các quý tiếp theo.
Về phần mình, J&J cam kết sẽ giao đủ số liều vaccine đã thống nhất với EU, Na Uy, Iceland và sẽ tiếp tục cập nhật kịp thời cho EC và các quốc gia thành viên khi công ty điều chỉnh lịch trình giao hàng.
* Hãng dược phẩm Moderna ngày 16/6 cho biết Chính phủ Mỹ đã đặt mua thêm 200 triệu liều vaccine của hãng này, trong đó 110 triệu liều sẽ được bàn giao vào quý IV/2021 và 90 triệu liều còn lại sẽ được giao trong quý đầu tiên của năm 2022.
Theo đó, đến nay, Mỹ đã đặt mua tổng cộng 500 triệu liều vaccine của Moderna và hãng này đã bàn giao cho Chính phủ Mỹ 217 triệu liều tính đến ngày 14/6 vừa qua.
Theo số liệu mới nhất của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, đến nay, Mỹ đã phân phối được hơn 129 triệu liều vaccine Moderna.