Tuy nhiên, theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, phía Bắc Kinh chưa xác nhận về chuyến thăm chính thức trên.
“Ông Tập Cận Bình đã nhận lời mời (thăm Bình Nhưỡng)”, KCNA thông báo ngày 10/1 song không cung cấp thông tin chi tiết.
Triều Tiên đã nhiều lần gửi lời mời công du đến nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có một lần hồi tháng 9/2018 – thời điểm quan hệ giữa hai nước ấm lên – đến dự chương trình kỷ niệm Quốc khánh của nước này. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in từng tiết lộ rằng ông Tập Cận Bình dự kiến “sớm” đến thăm Bình Nhưỡng.
Trong khi đó, chuyến thăm từ ngày 7 – 9/1 mới đây đã là lần thứ 4 ông Kim Jong-un đến Bắc Kinh kể từ khi nắm quyền năm 2011.
Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa của Trung Quốc không đề cập đến lời mời của ông Kim Jong-un nhưng cho biết Bắc Kinh ủng hộ những nỗ lực của Bình Nhưỡng nhằm phi hạt nhân hóa, đồng thời tán thành các biện pháp nhượng bộ từ cả Triều Tiên lẫn Mỹ. Bắc Kinh tin tưởng Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai sẽ đạt được một thỏa thuận tích cực.
Xem video đoàn xe hộ tống ông Kim Jong-un chạy trên đường phố Bắc Kinh. Nguồn: NBC News
“Nếu ông Tập đến Triều Tiên, chuyến thăm sẽ đồng nghĩa với việc khôi phục toàn diện các quan hệ song phương kể từ khi Triều Tiên trở thành một quốc gia hạt nhân”, ông Zhang Baohui, Giáo sư khoa học chính trị tại Trung tâm Nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương tại Đại học Lingnan ở Hong Kong (Trung Quốc) nhận xét.
Theo Tân Hoa Xã, nhà lãnh đạo Kim Jong-un hiểu rõ vai trò của Trung Quốc trong sự phát triển trên Bán đảo Triều Tiên. “Tình hình Bán đảo Triều Tiên đã dịu đi từ năm ngoái và vai trò quan trọng của Trung Quốc trong quá trình là rõ ràng đối với tất cả các bên… phía Triều Tiên đánh giá cao và chân thành những nỗ lực của Trung Quốc”, truyền thông Trung Quốc dẫn lời ông Kim.
Liên quan đến bán đảo Triều Tiên, Chủ tịch Tập Cận Bình đánh giá cao những biện pháp tích cực của phía Triều Tiên để duy trì hòa bình và ổn định, cũng như thúc đẩy việc thực hiện phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Theo ông, tiến triển lớn đã đạt được trong tiến trình về một giải pháp chính trị cho vấn đề bán đảo Triều Tiên hồi năm ngoái với nỗ lực chung của Trung Quốc, Triều Tiên và các bên liên quan.
Lưu ý rằng xu thế chung về đối thoại hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên đã được hình thành, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định đây là kì vọng chung của cộng đồng quốc tế và sự đồng thuận về đối thoại cần tiếp tục và đạt kết quả. Một thỏa thuận chính trị cho vấn đề bán đảo Triều Tiên đang đối diện một cơ hội lịch sử hiếm có. Trung Quốc bày tỏ hi vọng Triều Tiên và Mỹ sẽ tiếp tục gặp nhau và Bắc Kinh sẵn sàng phối hợp với các bên liên quan để đóng một vai trò tích cực và xây dựng trong duy trì hòa bình, ổn định và thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo một kéo dài hòa bình và ổn định trong khu vực.
Trong sáng 9/10, Chủ tịch nước Trung Quốc đã có cuộc gặp khác với nhà lãnh đạo Triều Tiên. Cùng ngày, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tới thăm nhà máy dược phẩm Tong Ren Tang tại Bắc Kinh.