Trong hình ảnh trên Truyền hình Trung ương Triều Tiên ngày 15/8, nhà lãnh đạo Triều Jong-un đã trao đổi cùng các tướng lĩnh quân đội nước này về kế hoạch tấn công đảo Guam - lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương. Trên bức tường đằng sau ông Kim Jong-un là hình ảnh chụp từ Google Earth về căn cứ Không quân Anderson, cơ sở quân sự Mỹ trên đảo Guam.
Hình ảnh cho thấy Triều Tiên sử dụng dữ liệu đã cũ của Google Earth. Ảnh: AP |
Đài tiếng nói Mỹ đã dẫn lời các chuyên gia cho biết hình ảnh mà Triều Tiên sử dụng khi đó được Google Earth ghi lại từ năm 2011, trước khi việc nâng cấp căn cứ Không quân Mỹ Anderson được tiến hành.
Trong bức hình, phía sau ông Kim Jong-un là khu vực rừng cây nhưng địa điểm này nay lại là nơi đỗ chiến đấu cơ. Bên cạnh đó, tòa nhà trên bản đồ ở thời điểm hiện tại đã bị phá hủy. Trong khi đó, các đường băng đều đã được thay đổi màu bề mặt.
Ông Nick Henson tại Trung tâm Hợp tác và An ninh Quốc tế thuộc Đại học Stanford chia sẻ với Daily Mail (Anh) rằng Triều Tiên dường như không có khả năng tự tạo ra hình ảnh vệ tinh mà phải thu nhập từ nơi khác.
Bình Nhưỡng từng khẳng định nước này sở hữu một vệ tinh trên quỹ đạo Trái Đất, được phóng từ năm 2016. Theo Triều Tiên, vệ tinh này hoàn toàn được sử dụng cho mục đích hòa bình, để quan sát thời tiết… Đến nay thông tin này vẫn chưa thể được kiểm chứng.
Sau tuyên bố ngày 8/8 của Tổng thống Mỹ Donald Trump về “lửa cháy và thịnh nộ” với Triều Tiên, Bình Nhưỡng lập tức tuyên bố cân nhắc bắn tên lửa vào đảo Guam.
Đến ngày 15/8, KCNA đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un quyết định hoãn kế hoạch bắn tên lửa tới gần đảo Guam, song cảnh báo sẽ có động thái nếu Mỹ tiếp tục “hành động liều lĩnh”.
Theo Reuters, việc
Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ sáu vào ngày 3/9 cùng nhiều vụ phóng tên lửa trước đó cho thấy nước này đang đến gần với mục tiêu phát triển một loại vũ khí có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ.