Ông chủ Nhà Trắng Trump chưa hành động và hiện giờ lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cũng tương tự. Tờ Business Insider (Mỹ) ngày 10/8 đăng bài viết nhận định rằng cả hai người đàn ông này hoàn toàn có thể đạt kết quả chấp nhận được mà không cần phải dùng một phát đạn nào.
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un được chào đón trong một chuyến thị sát năm 2016. Ảnh: Reuters |
Triều Tiên đã duy trì tập trung hỏa lực hướng về Seoul, thủ đô 26 triệu dân của Hàn Quốc, để làm nhụt chí Mỹ đồng thời tạo thành khiên bảo vệ cho nước này.
Đây được coi là biện pháp nhằm ngăn sự tấn công của Mỹ nhằm vào Triều Tiên khi đàm phán về chương trình hạt nhân sụp đổ và nhiều cuộc thử hạt nhân, tên lửa không báo trước của Bình Nhưỡng xảy ra.
Từ thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay, đã có 4 ông chủ Nhà Trắng từ đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau đảm nhiệm vị trí. Trong quãng thời gian từ đó đến nay, Triều Tiên một mực đi theo con đường hạt nhân hóa nhưng về một số góc độ nào đó, dường như các Tổng thống Mỹ đều chấp nhận rằng: “Tôi có thể sống với điều này”. Sau mỗi đời Tổng thống Mỹ, việc cần ngăn cản Triều Tiên càng cấp thiết thì lựa chọn quân sự từ Washington càng khó xảy ra.
Mỹ khẳng định theo đuổi ổn định tại Bán đảo Triều Tiên và kiềm chế vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên Triều Tiên rõ ràng không đi theo hướng này. Ngày 8/8, tờ Washington Post (Mỹ) đưa tin tình báo nước này khi báo cáo về diễn biến của chương trình hạt nhân Triều Tiên đã kết luận rằng Bình Nhưỡng có khả năng sản xuất đầu đạn hạt nhân thu nhỏ lắp vừa vào tên lửa. Bên cạnh đó, tình báo Mỹ cho rằng Triều Tiên hiện nắm trong tay khoảng 60 thiết bị hạt nhân.
Do đó, có nhận định rằng mục đích thật sự của Mỹ là tăng cường quốc phòng cho Hàn Quốc và đóng vai trò lực lượng phòng vệ tuyến đầu để đảm bảo rằng Triều Tiên sẽ không bao giờ đưa quân tràn vào lãnh thổ “hàng xóm” này. Vậy nhưng, nhiều khả năng Triều Tiên sẽ không xâm lược Hàn Quốc bởi điều này ảnh hưởng tới an ninh chính quyền của quốc gia này.
Cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều nằm dưới lá chắn bảo vệ hạt nhân của Mỹ, các mối đe dọa từ Triều Tiên chỉ góp phần đẩy Washington xích lại gần hơn với hai đồng minh tại châu Á này đồng thời có lý do để chỉ trích Trung Quốc-một trong những đối tác thương mại hiếm hoi của Triều Tiên.
Một quan chức Lầu Năm Góc đã tiết lộ với Business Insider rằng việc Mỹ quyết liệt phản đối chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên không phải là lập trường cuối cùng mà đó là quan điểm mở trong đàm phán cương quyết.
Vị quan chức này nói: “Bạn sẽ không tự nguyện rút lui khỏi điều đó. Bạn tích cực hành động để đảm bảo rằng họ không sở hữu một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Việc người Triều Tiên nắm trong tay vũ khí hạt nhân là điều tồi tệ và chúng tôi không hề muốn như vậy… Nhưng nếu Mỹ thua trong keo này thì chúng ta vẫn sống sót”.
Kết quả của xung đột Triều Tiên có thể là chính quyền của ông Kim Jong Un đạt được năng lực hạt nhân đầy đủ tuy nhiên bị trấn áp bởi sức mạnh của Mỹ. Vậy nhưng, Triều Tiên luôn tự tin và phớt lờ những cảnh báo hành động quân sự từ Mỹ.
Hầu hết các Tổng thống Mỹ đều lựa chọn giảm thiểu đe dọa từ Triều Tiên và tảng lờ những lời nạt nộ của Bình Nhưỡng. Còn về phần Tổng thống Trump, ông chủ Nhà Trắng thứ 45 lại có thể muốn nhấn mạnh về mối đe dọa từ Bình Nhưỡng.
Vụ việc
sinh viên Mỹ Otto Warmbier tử vong sau khi được trả về từ Triều Tiên là một bi kịch nhưng cái chết của một công dân Mỹ chưa thể châm ngòi cho cuộc chiến tranh hạt nhân với hàng triệu người dân Hàn Quốc và Nhật Bản chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Từ đó, tác giả của tờ Business Insider kết luận rằng màn dọa nạt từ hai phía Mỹ-Triều Tiên vào ngày 8-9/8 có thể được coi là tai nạn và tính toán nhầm hơn là giải pháp mà Mỹ lựa chọn để ngăn chương trình hạt nhân của Triều Tiên.