Khoản nợ khổng lồ của Trung Quốc đang ở mức nguy hiểm nào?

Gánh nặng từ những khoản nợ khổng lồ một lần nữa lại quay lại làm đau đầu chính phủ Trung Quốc khi vào ngày 24/5, lần đầu tiên trong gần 30 năm trở lại đây, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ mức xếp hạng của Trung Quốc.

CNN cho biết Moody's cảnh báo rằng “sức khỏe” tài chính Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi nợ công ngày càng phình và phát triển kinh tế chậm chạp. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1989, Moody's ra quyết định hạ mức xếp hạng của Trung Quốc.

Người dân mua sắm tại một chợ ở ngoại ô Bắc Kinh. Ảnh: AFP/TTXVN

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phủ nhận đánh giá của Moody's. Tuy nhiên quan ngại về mức nợ của Trung Quốc trước đây từng được đề cập, theo đó vào năm 2016, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới về vấn đề này. Thêm vào đó, BBC nhấn mạnh rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2016 đạt 6,7% (trong khi năm trước đó là 6,9%), mức thấp nhất của nước này kể từ năm 1990.

Vậy mức nợ công của Trung Quốc đã đến mức báo động nào?

Âm ỉ trong nhiều năm

Khi tăng trưởng của phương Tây chậm lại sau khủng khoảng tài chính năm 2008, các công ty nhà nước và địa phương Trung Quốc đã vay mượn rất nhiều tiền để xây đường sá, đầu tư vào kinh doanh và hỗ trợ thị trường tài chính.

Việc tiêu dùng phung phí này đi đến hậu quả là nợ trong nước dồn đọng lại, đặc biệt là tại các công ty nhà nước hoạt động không hiệu quả của Trung Quốc.

Ngân hàng Quốc tế ước tính nợ công ty tại Trung Quốc đã lan ra khoảng 170% GDP năm 2016, gần như gấp đôi mức trung bình của nhiều nền kinh tế khác. Trong năm 2008, con số nợ công ty của Trung Quốc là khoảng 100%.

Điều đáng lo ngại là hãng thông tấn Reuters dẫn dự đoán của Moody's rằng nợ trực tiếp của chính phủ Trung Quốc sẽ tăng dần đến ngưỡng 40% GDP trong năm 2018 và gần 45% trong thời gian cuối thập niên này.

Bắc Kinh đã cố giải quyết vấn đề…

Chính phủ Trung Quốc hoàn toàn nhận thức được vấn đề nổi cộm này.

Trong những năm gần đây, các nhà chức trách Trung Quốc đã “hiến kế” nhiều biện pháp để xử lý nợ địa phương và các khoản nợ xấu từ ngân hàng. Trung Quốc đồng thời cố gắng giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào tín dụng.

Các chuyên gia đánh giá Trung Quốc còn rất nhiều việc phải thực hiện. Những cố gắng của Bắc Kinh qua những tuần gần gây để hạ nhiệt nợ rủi ro trong hệ thống tài chính đã phần nào khiến các nhà đầu tư bối rối.

… nhưng chưa đủ

CNN đánh giá Trung Quốc áp dụng những phương pháp “quá hiền” để giảm nợ trong khi vẫn phải lo toan để giữ phát triển kinh tế ổn định.

Một vài nhà kinh tế học lại ủng hộ chiều hướng này và đưa ra lý lẽ rằng nếu các nhà chức trách Trung Quốc hành động quá nhanh chóng thì khủng hoảng tài chính có thể bị châm ngòi.
 
Nhà kinh tế học Chi Lo tại ngân hàng BNP Paribas nhận định rằng việc giảm nhanh chóng tỉ lệ nợ của chính phủ Trung Quốc so với tỉ lệ GDP có thể không khả thi. Ông Chi Lo phân tích: “Điều này có thể nghiền nát nền kinh tế trước khi lợi ích của việc thoái nợ xuất hiện”.

Hà Linh/Báo Tin Tức
 Trung Quốc ngừng 'bơm' tiền mặt vào thị trường
Trung Quốc ngừng 'bơm' tiền mặt vào thị trường

Ngày 31/5, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) - ngân hàng trung ương Trung Quốc, đã ngừng bơm tiền mặt vào thị trường do năng lực thanh khoản liên ngân hàng bằng tiền mặt của nước này vẫn đang ở trong trạng thái ổn định.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN