Nghiên cứu trên được công bố trên Tạp chí Y học New England mới đây, do viện sĩ hàn lâm Cao Phúc thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS) đồng thời là người đứng đầu Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc dẫn đầu một nhóm nghiên cứu thực hiện.
Các nhà khoa học đã đánh giá mức độ trung hòa chống lại virus SARS-CoV-2 gốc và các biến thể phụ của biến thể Omicron gồm BA.4 và BA.5 trong các mẫu máu thu được từ những người đã tiêm vaccine. Trong số này có những người đã tiêm 3 mũi vaccine bất hoạt của Trung Quốc, có người đã tiêm 3 mũi vaccine dưới đơn vị bản chất protein ZF2001 hoặc đã tiêm 2 mũi tăng cường vaccine ZF2001.
Kết quả cho thấy trong mỗi nhóm tiêm vaccine, mức độ kháng thể trung hòa chống lại tất cả các biến thể phụ của Omicron được thử nghiệm thấp hơn đáng kể so với mức độ chống lại virus SARS-CoV-2 gốc, cho thấy những biến thể phụ này có khả năng né tránh sự bảo vệ miễn dịch.
Nhưng đối với ZF2001, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mức độ kháng thể trung hòa gia tăng với khoảng thời gian ngày càng tăng giữa mũi thứ hai và mũi thứ ba, đặc biệt đối với các biến phụ của Omicron.
Đối với những người tiêm mũi thứ hai và thứ ba với khoảng cách từ 4 đến 6 tháng, mức độ kháng thể trung hòa ở những người này gấp 10 lần so với chủng gốc ban đầu và 30 lần so với tất cả các biến thể phụ của Omicron, so với những người tiêm 2 mũi với khoảng cách là 1 tháng.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng hiệu suất tốt hơn của ZF2001 là do vaccine này sử dụng miền liên kết thụ thể làm kháng nguyên, có thể dẫn tới gia tăng mức độ kháng thể trung hòa chống lại các biến phụ của Omicron thông qua việc sử dụng nhiều mũi tăng cường.
BA.5 của Omicron đang trở thành biến thể phụ chiếm ưu thế trên toàn thế giới, trong đó có Trung Quốc. Các khu vực như Bắc Kinh, Thiên Tân và Thiểm Tây gần đây đã ghi nhận các trường hợp mắc COVID-19.