Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) mới đây nhận định từ nay đến năm 2100, biến đổi khí hậu sẽ làm cho nền kinh tế Nam Á thiệt hại tới 9%/năm nếu thế giới vẫn tiếp tục phụ thuộc nặng nề vào nguồn nhiên liệu hóa thạch như hiện nay.
Sản lượng gạo của Ấn Độ sẽ giảm. |
ADB dự báo nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng khoảng 4,6oC và như vậy, tới năm 2100, thiệt hại thậm chí có khả năng tăng tới 24%.
ADB cho rằng nếu cộng đồng thế giới không giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng, hầu hết tất cả các khu vực của Nam Á sẽ bị ảnh hưởng, trong đó sản lượng gạo của các nước Bangladesh, Ấn Độ và Sri Lanka tới năm 2080 sẽ giảm 23%. Đồng thời, mực nước biển dâng thêm 1 mét sẽ ảnh hưởng đến đời sống của 95 triệu người và khi có bão sẽ thêm 100 triệu người nữa bị ảnh hưởng. Lượng mưa thay đổi cũng làm cho việc đáp ứng các nhu cầu về năng lượng và nước trong khu vực trở nên khó khăn hơn, từ đó làm gia tăng số trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết và tiêu chảy.
TTG