Hội nghị đánh giá cao những kết quả đạt được trong khuôn khổ hợp tác Mekong-Lan Thương trong 7 năm qua, đặc biệt là kết quả thực hiện các cam kết trong tuyên bố của lãnh đạo Mekong-Lan Thương trong ba lần vừa qua và kế hoạch thực hiện 5 năm (2018-2022) thông qua kế hoạch chương trình 3 trụ cột và 5 lĩnh vực ưu tiên trong khuôn khổ hợp tác đã được triển khai tại tất cả các nước Mekong. Các dự án có tài trợ từ nguồn vốn đặc biệt Mekong- Lan Thương đều đạt hiệu quả nhanh chóng gồm tất cả các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng năng lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Các nhà lãnh đạo đã cùng định hướng hợp tác trong thời gian tới bằng việc tập trung hợp để tăng cường sự kết nối nền kinh tế và liên kết khu vực, hiện đại hóa trên mọi lĩnh vực, phát triển bền vững theo định hướng xanh; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực du lịch, giao lưu văn hóa và quốc phòng và đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.
Hội nghị đã thông qua 3 văn kiện quan trọng gồm Kế hoạch thực hiện khung hợp tác MLC trong giai đoạn 5 năm (2023-2027); Tuyên bố Nay Pi Taw của hội nghị lãnh đạo MLC lần thứ 4; Tuyên bố về sáng kiến hành lang đổi mới khuôn khổ hợp tác MLC làm định hướng từng bước hình thành trong tương lai.
Cũng tại Hội nghị, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đánh giá cao sự thành công của vai trò đồng Chủ tịch trong khuôn khổ hợp tác Mekong-Lan Thương của Trung Quốc và Myanmar trong nhiệm kỳ vừa qua.
Khuôn khổ hợp tác Mekong – Lan Thương được thành lập ngày 23/3/2016 với 6 nước thành viên gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc nhằm tiếp tục duy trì hòa bình, ổn định, phát triển là nước láng giềng tốt, thực hiện việc hợp tác cụ thể và khuyến khích phát triển bền vững vì lợi ích chung và phản ánh nguyện vọng của tất cả các tất cả nước trong tiểu vùng.
Hội nghị lần này đã chuyển giao vai trò Chủ tịch khung hợp tác Mekong – Lan Thương từ Myanmar cho Thái Lan để đồng chủ trì với Trung Quốc trong thời gian tới.