Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp báo ở Washington, DC ngày 27/1. Ảnh: AFP/TTXVN |
Phát biểu tại cuộc họp báo với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, ông Abdullah khẳng định sẽ là sai lầm khi đánh giá quyết định của Chính quyền mới của Mỹ nhằm vào một tôn giáo cụ thể.
Trước đó, trong một tuyên bố bằng văn bản công bố ngày 29/1, Tổng thống Trump nhấn mạnh: “Nước Mỹ là một đất nước tự hào về những người nhập cư và chúng tôi sẽ tiếp tục bày tỏ lòng trắc ẩn đối với những người muốn trốn chạy khỏi sự áp bức", đồng thời cho biết quyết định trên là nhằm "bảo vệ người dân và lãnh thổ" Mỹ.
Ông Trump khẳng định đây không phải là lệnh cấm Hồi giáo như những thông tin mà giới truyền thông đăng tải, và không liên quan đến tôn giáo, mà nó chỉ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia trước các mối đe dọa khủng bố. Theo ông, 40 quốc gia Hồi giáo không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh này.
Chỉ 2 ngày sau khi sắc lệnh siết chặt thị thực nhập cảnh đối với 7 quốc gia Hồi giáo được công bố, cùng với hàng loạt cuộc biểu tình phản đối ngay tại Mỹ, người đứng đầu ngành tư pháp của 16 bang ở nước này đã chỉ trích quyết định của Tổng thống Trump, coi sắc lệnh hành pháp trên là vi hiến, trái pháp luật và đi ngược lại giá trị của người Mỹ.
Trong tuyên bố chung, quan chức đứng đầu ngành tư pháp tại 16 bang cam kết sử dụng mọi biện pháp nhằm chống lại quyết định này, bảo vệ những giá trị cốt lõi và an ninh quốc gia. Tuyên bố còn kêu gọi chính phủ tuân thủ Hiến pháp, tôn trọng lịch sử của một quốc gia có đông đảo người di cư.
Những bang phản đối sắc lệnh siệt chặt thị thực gồm Illinois, California, Connecticut, Hawaii, Iowa, Maine, Maryland, Massachusetts, New Mexico, New York, Oregon, Pennsylvania, Vermont, Virginia, Washington và quận liên bang Columbia. Trong số này, ít nhất đã có 5 bang đã ra phán quyết vô hiệu hóa sắc lệnh hành chính của Tổng thống Mỹ.