LHQ lập ủy ban điều tra tội ác chiến tranh tại Dải Gaza

Ngày 11/8, Liên hợp quốc (LHQ) thông báo quyết định bổ nhiệm 3 chuyên gia vào ủy ban quốc tế điều tra về khả năng vi phạm nhân quyền và phạm các tội ác chiến tranh trong các cuộc tấn công quân sự của Israel nhằm vào Dải Gaza nhằm đáp trả các cuộc nã pháo của Phong trào Hồi giáo Hamas sang lãnh thổ Israel.

Toàn cảnh phiên họp khẩn của Liên đoàn Arập ngày 11/8 tại Ai Cập về giải pháp chấm dứt xung đột kéo dài hơn một tháng qua ở Dải Gaza. Ảnh: THX/ TTXVN


Tuyên bố của LHQ nhấn mạnh ủy ban độc lập này sẽ chịu trách nhiệm điều tra “tất cả các hành động vi phạm luật nhân đạo quốc tế và và luật nhân quyền quốc tế", trong bối cảnh các chiến dịch quân sự được tiến hành kể từ ngày 13/6. LHQ nêu rõ giáo sư về luật quốc tế người Canada, William Schabas đứng đầu ủy ban này.

Quyết định thành lập ủy ban điều tra độc lập trên được thông qua trong phiên họp đặc biệt thứ 21 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, tổ chức ngày 23/7 nhằm điều tra tất cả các vụ việc vi phạm luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế tại vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Palestine, đặc biệt tại Dải Gaza. Theo quyết định này, dự kiến, ủy ban trên sẽ trình báo cáo lên Hội đồng Nhân quyền LHQ vào tháng 3/2015, trong phiên họp thứ 28 của hội đồng.

Trong khi đó, Israel phản đối cuộc điều tra trên với cáo buộc diễn đàn 47 thành viên có thành kiến với nước này.

Cuộc xung đột vũ trang giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine nổ ra từ đầu tháng 7 sau khi Hamas nã rocket sang lãnh thổ Israel và Tel Aviv đáp trả bằng các cuộc không kích. Trong hơn một tháng qua, ước tính đã có 1.939 người Palestine và 67 người Israel thiệt mạng trong các hành động quân sự này.

Sau nhiều nỗ lực kêu gọi của cộng đồng quốc tế, ngày 11/8, Israel và Hamas đã bước vào đợt đàm phán thứ hai về một lệnh ngừng bắn mới. Đến nay, tiến trình đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài giữa Israel và Hamas vẫn chưa có tiến triển nào đáng kể khi các bên không chịu nhượng bộ lẫn nhau về các điều kiện đàm phán.

Hamas yêu cầu Ai Cập và Israel phải dỡ bỏ phong tỏa hoàn toàn đối với lãnh thổ Gaza và mở một cảng biển tại khu vực này. Tuy nhiên, Israel tuyên bố các điều kiện này chỉ được bàn đến trong các thỏa thuận hòa bình với người Palestine.


TTXVN/Tin tức
Ai hưởng lợi từ xung đột tại Gaza?
Ai hưởng lợi từ xung đột tại Gaza?

Người được lợi nhiều nhất chưa chắc đã phải là các bên đang tham chiến tại Gaza. Có một câu tục ngữ cổ của châu Phi rằng khi những con voi chiến đấu, cỏ dưới chân chúng sẽ bị dẫm nát.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN