Theo Điều phối viên về nhân đạo của LHQ tại Philippines Gustavo Gonzalez, kết luận mới trên được đưa ra dựa trên 66 báo cáo đánh giá thực địa về mức độ tán phá của cơn bão, theo đó mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn nhiều so với những đánh giá ban đầu. Ông nêu rõ "một tháng kể từ khi siêu bão Rai lần đầu tiên đổ bộ vào Philippines, chúng tôi đã nhận thức rõ việc đánh giá chưa đẩy đủ về mức độ tàn phá của bão".
Cũng theo ông Gonzalez, hơn 1,5 triệu ngôi nhà ở đã Philippines bị hư hại hoặc bị phá hủy hoàn toàn trong cơn bão Rai, tăng khoảng 30% so với thiệt hại vật chất do siêu bão Haiyan gây ra hồi năm 2013.
Tại các khu vực bị ảnh hưởng do bão, nền kinh tế đã trở nên kiệt quệ. Để hỗ trợ Philippines khắc phục hậu quả do bão, các tổ chức nhân đạo đang làm việc với chính phủ nước này để phân phát thực phẩm, nước uống, lều trại và vật liệu xây nhà cho người dân Philippines.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu điện và phương tiện liên lạc tại một số khu vực, cũng như việc ngân sách của chính phủ nước này cạn kiệt sau khi được sử dụng để ứng phó với đại dịch COVID-19, đã cản trở các nỗ lực trên. Cùng với đó là sự gia tăng số ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 cũng khiến cho công tác cứu trợ nhân đạo tại Philippines trở nên khó khăn hơn.
Bão Rai đổ bộ Philippines lần đầu tiên ngày 16/12 mang theo mưa lớn và sức gió lên tới 1 km/h. Sau 8 lần đổ bộ, cơn bão thổi bay các ngôi nhà, cắt đứt giao thông ở các tỉnh miền Trung và miền Nam Philippines, gây lũ lụt, sạt lở khiến trên 7 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Số người thiệt mạng và mất tích lên tới trên 400 người, ngoài ra có hàng nghìn người bị thương.
Nằm dọc theo vành đai bão ở phía tây Thái Bình Dương, Philippines thường xuyên hứng chịu những cơn bão lớn - nhưng khủng hoảng khí hậu đã khiến những hiện tượng này trở nên cực đoan và khó lường hơn.