Đáp án nghiêng về khả năng ông Trump vẫn chính thức bước vào Nhà Trắng và trở thành Thổng thống thứ 45 của Mỹ.
Bà Hillary Clinton và ông Trump trong cuộc tranh luận trực tiếp thứ hai ngày 9/10. Ảnh: AFP/TTXVN |
Nhân tố phiếu phổ thôngTheo số liệu cập nhật đến ngày 23/11, số phiếu phổ thông mà ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ Hillary Clinton giành được đã lên tới 64.223.958 phiếu, trong khi Tổng thống đắc cử Donald Trump giành được 62.206.395 phiếu, qua đó gia tăng cách biệt giữa hai người lên hơn 2 triệu phiếu. Nhưng lịch sử cho thấy được nhiều phiếu phổ thông hơn không đồng nghĩa với chiến thắng.
Trong cuộc bầu cử năm 2000 với hai ứng cử viên là ông Al Gore của đảng Dân chủ và ông George W. Bush thuộc đảng Cộng hòa, đã có sự chênh lệch về số phiếu phổ thông với đại diện của đảng Dân chủ nắm trong tay nhiều hơn 544,000 phiếu. Sau khi có kiến nghị và tiến hành kiểm lại phiếu trong 5 tuần ở bang Florida, Tòa án Tối cao Mỹ vẫn phán quyết chiến thắng thuộc về ông Bush với cách biệt chỉ là 537 phiếu phổ thông trong số 6 triệu cử tri bang Florida đi bầu cử.
Trước năm 2000, đã có 3 lần phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri đoàn đi "ngược chiều", đó là: ông Andrew Jackson đảng Dân chủ thua ông John Quincy Adams năm 1824; ông Samuel Tilden đảng Dân chủ thua ông Rutherford B. Hayes năm 1876 và ông Grover Cleveland đảng Dân chủ thua ông Benjamin Harrison năm 1888.
Kiểm lại phiếuThất bại của bà Clinton trong cuộc tổng tuyển cử ngày 8/11 được đánh giá bị quyết định bởi ba bang dao động Michigan, Pennsylvania và Wisconsin. Cho đến nay, kết quả ngã ngũ là ông Trump nắm trong tay 290 phiếu đại cử tri và bà Clinton có 232 phiếu. 16 phiếu của bang Michigan chưa được tính vào do vấn đề kiểm phiếu. Do vậy, tình thế sẽ thay đổi nếu xuất hiện sự đảo chiều tại bang Wisconsin (10 phiếu đại cử tri) và bang Pennsylvania (20 phiếu đại cử tri).
Mới đây, một nhóm luật sư bảo vệ quyền bầu cử và các nhà khoa học máy tính đã khuyên bà Clinton kiến nghị kiểm phiếu lại tại 3 bang dao động Michigan, Pennsylvania và Wisconsin. Nhóm gồm các nhân vật như luật sư John Bonifaz và giám đốc Trung tâm xã hội và khoa học máy tính J. Alex Halderman tại Đại học Michigan này tuyên bố họ phát hiện ra bằng chứng cho thấy kết quả bầu cử ở Wisconsin, Michigan và Pennsylvania bị can thiệp bởi thế lực bên ngoài.
Tuy nhiên, nhóm này chưa từng công khai chứng cứ thuyết phục chắc chắn rằng tin tặc đã “nhúng tay” vào kết quả bầu cử mà mới chỉ vận động đội ngũ của bà Clinton một cách cá nhân. Ngày 17/11, nhóm này đã tổ chức cuộc gặp cùng người đứng đầu ban vận động tranh cử của bà Clinton là ông John Podesta để bày tỏ ý kiến. Nhưng phía bà Clinton vẫn chưa có động thái chính thức.
Thêm vào đó, bà Clinton đang tiến sát tới những giây cuối cùng của "phút thứ 90". Điển hình như thời hạn cuối để có thể kiểm lại phiếu ở bang Wisconsin là ngày 25/11 tới, ở bang Pennsylvania là ngày 28/11 và Michigan là ngày 30/11 tới. Không những vậy, hiện nay quyết định có yêu cầu kiểm phiếu lại hay không của bà Clinton vẫn bị bỏ ngỏ.
Nhà Trắng và đại cử triMột yếu tố khác được cho khá "khó khăn" cần được cân nhắc là theo nhận định cố vấn cấp cao của cựu Ngoại trưởng Clinton, Nhà Trắng kỳ vọng sự chuyển giao quyền lực suôn sẻ và không muốn bà Clinton thách thức tiến trình này bằng việc phản đối kết quả bầu cử.
Điểm khác gây chú ý là đã có ít nhất 6 đại cử tri tuyên bố không đứng về phía Tổng thống đắc cử Trump mặc dù trên thực tế màu đỏ đảng Cộng hòa đã “bao trùm” bang của họ và về quy tắc những người này phải chọn ông Trump. Nhưng số lượng này còn khá nhỏ nhoi so với cách biệt phiếu đại cử tri giữa hai đối thủ.