Theo nguồn tin từ hãng thông tấn Reuters, trong số tham vọng định hình lại lĩnh vực giao thông tại các thành phố lớn của Mỹ, cả hai công ty Uber và Lyft đều hy vọng sẽ thúc đẩy mọi người từ bỏ các phương tiện cá nhân, thay vào đó là đẩy mạnh việc sử dụng dịch vụ vận chuyển bền vững khác, trong đó có dịch vụ gọi xe mà hai hãng công nghệ này cung cấp.
Tuy nhiên, nhiều học giả và các nhà hoạch định vẫn đang nghiên cứu xem liệu các công ty này có thể giúp giảm lượng khí thải carbon bằng cách sử dụng nhiều các đội xe sẵn có hay không, hay mức độ làm ô nhiễm lại gia tăng hơn vì tắc nghẽn giao thông và mọi người phải chuyển sang sử dụng tàu và xe buýt.
Các công ty này cho rằng có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự tắc nghẽn giao thông bao gồm cả gia tăng dân số trong thành phố. Trong khi đó, một số nhà đầu tư lại cho rằng các dấu hiệu ban đầu của tình trạng ùn tắc giao thông là do công nghệ gọi xe ngày càng được đặt và sử dụng nhiều hơn.
“Có thể thấy rằng, họ thực sự đã đưa nhiều xe vào trong các khu vực ách tắc và đang kéo các doanh nghiệp ra khỏi hệ thống giao thông công cộng. Đây không phải là khu vực nơi mà chúng tôi muốn đầu tư”, ông Murray Rosenblith, Giám đốc danh mục đầu tư của Quỹ New Alternative - hướng tới thực hiện các khoản đầu tư có trách nhiệm xã hội - cho biết.
Một nghiên cứu tại San Francisco còn nhận thấy rằng khoảng một nửa tình trạng tắc nghẽn ở San Francisco từ năm 2010 đến 2016 là do dịch vụ đặt xe. Ngoài ra, Đại học California cũng từng nghiên cứu và cho thấy dịch vụ gọi xe trực tuyến đã thúc đẩy mọi người sử dụng phương tiện đường sắt nhưng lại làm giảm số lượng sử dụng xe buýt và xe điện nhanh.
Ngày 29/3, Lyft đã bắt đầu giao dịch chào bán cổ phiếu IPO trên thị trường chứng khoán NASDAQ ở New York, trong khi đối thủ lớn hơn là Uber cũng sẽ khởi động chào bán cổ phiếu IPO trong tháng này, mặc dù cả hai đều không có lãi và cổ phiếu của Lyft đã giảm xuống mức giá ban đầu là 72 USD vào 1/4.
Đại diện của một số nhà đầu tư tập trung vào khí hậu nổi tiếng khác, bao gồm Quỹ Thế kỷ xanh, Quản lý bất động sản chung Boston và Đầu tư Parnassus, cho biết họ không mua IPO hoặc chưa sẵn sàng cân nhắc đầu tư vào dịch vụ gọi xe của hai hãng này.
Ông Joshua Brockwell, Giám đốc quản lý bất động sản Azzad chia sẻ rằng vấn đề môi trường chính là nhân tố chính quyết định đầu tư, ông cho biết cả hai công ty còn phải đối mặt cả với vấn đề nhân viên lái xe và cước phí.
Các nhà điều hành của Lyft bao gồm Giám đốc chính sách Anthony Foxx cho biết công ty đã thực hiện nhiều bước khác để chống ùn tắc giao thông như hiển thị thời gian xe buýt đến trên ứng dụng điện thoại thông minh hay đầu tư vào xe đạp và xe tay ga. Lyft cũng cho biết họ đã chi hàng triệu đô la cho việc bù đắp lượng carbon vào năm 2018 và hỗ trợ cơ sở hạ tầng giao thông.
“Chúng tôi đang đi trên một con đường dài. Nhưng chúng tôi chưa đạt đến mức gây ùn tắc trong thành phố vào ban đêm”, ông Foxx chia sẻ.
Các giám đốc điều hành của Uber cũng chưa có bình luận nào nhưng công ty này đã đưa ra cam kết của riêng mình đối với xe đạp, xe tay ga và các sáng kiến bền vững khác. Giám đốc điều hành Dara Khosrowshahi của Uber vào tháng 9 đã hứa chi 10 triệu USD để nghiên cứu các ý tưởng như phí tắc nghẽn đến tốc độ giao thông.
Uber và Lyft cũng có thể giúp đỡ các tài xế mua xe điện đắt tiền hơn, điều này sẽ tốn ít chi phí hơn. Thúc đẩy sự chuyển đổi sang sử dụng năng lượng điện có thể tạo thiện cảm với Seb Beloe, người đứng đầu nghiên cứu tại Viện quản lý Bất động sản WHEB ở London, một nhà đầu tư khác tập trung vào tính bền vững đã chia sẻ qua email.
Ông đã không mua IPO của Lyft và lo lắng dịch vụ đặt xe này cùng với Uber sẽ giúp giảm việc sử dụng các phương tiện công cộng. “Trong hoàn cảnh hiện nay, chúng tôi nghĩ rằng trường hợp này vẫn chưa thực sự thuyết phục”, ông Beloe nói.