Video phóng viên Mike Seidel đưa tin về bão Irma từ Miami:
Ngày 9/9, khán giả đã “hết hồn” khi thấy phóng viên Kyung Lah của kênh CNN suýt bị một biển báo giao thông rơi vào người khi đưa tin về siêu bão Irma ở bãi biển Miami.
Nhiều người khác tỏ ra tức giận khi phóng viên NBC News Miguel Almaguer tự buộc mình vào một tòa nhà để đưa tin giữa những cơn gió mạnh ở Florida.
Phóng viên Kyung Lah suýt bị một biển báo giao thông rơi vào người khi đưa tin về Irma.
|
Trên các mạng xã hội, nhiều người dùng đã đặt câu hỏi tại sao mà các tổ chức truyền thông lại cho phép nhân viên làm việc trong môi trường nguy hiểm như vậy.
Theo tờ New York Times, nhiều phóng viên hiện trường cho rằng đưa tin về mức độ nguy hiểm của bão Irma và sự nghiêm trọng của mối đe dọa này tới với công chúng là điều cần thiết.
Trả lời phỏng vấn tờ Times, phóng viên của CBS News Mark Strassman nói: “Tại sao mà các phóng viên lại đứng ở một nơi nguy hiểm để khuyên mọi người làm điều ngược lại?”
Mark Strassman, người đưa tin về bão Irma từ trung tâm thành phố Miami giải thích: “Một phần của điều này là bởi truyền hình là về bằng chứng thị giác. Bạn muốn thuyết phục người khác những gì họ đang nhìn thấy là thật và tình hình nghiêm trọng. Và nếu họ thấy tôi đứng giữa trời mưa gió và bị gió thốc mạnh, điều đó sẽ thuyết phục được họ không làm điều tương tự”.
Trong khi đó, nhà báo Ted Scouten của kênh CBS4 News, người đang cập nhật tình hình siêu bão Irma từ Florida, cũng cho rằng đưa tin từ hiện trường là một công việc mạo hiểm nhưng cần thiết. “Tôi không muốn trở thành người chết khi đưa tin về cơn bão. Chúng tôi sẽ cố gắng cẩn trọng khi làm công việc này. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng người xem sẽ có đủ thông tin họ cần để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình”, nhà báo Ted Scouten nói.