Máy bay chở khách bị thủng lỗ lớn vẫn bay suốt 14 tiếng

Phi công của chiếc máy bay chở khách Airbus A0 bay từ Dubai đến Brisbane chỉ phát hiện lỗ thủng sau khi hạ cánh. 

Chú thích ảnh
Lỗ thủng lớn trên thân máy bay. Ảnh: Independent

Phi hành đoàn và hành khách trên chuyến bay của hãng Emirates từ Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất) đến Brisbane (Australia) đã vô cùng ngạc nhiên khi biết họ đã hoàn thành chặng bay dài 14 tiếng với một lỗ thủng lớn trên sườn chiếc Airbus A0.

Theo trang Aviation Herald chuyên theo dõi các sự cố an toàn hàng không, phi hành đoàn và hành khách của chuyến bay EK-430 ngày 1/7 đã nghe thấy một tiếng nổ lớn khoảng 45 phút sau khi máy bay cất cánh từ sân bay chính của Dubai. 

Các phi công tin rằng một trong những chiếc lốp máy bay đã bị nổ và thông báo cho bộ phận kiểm soát không lưu ở Brisbane để bố trí sẵn sàng dịch vụ khẩn cấp.

Sau khi chiếc Airbus hạ cánh thành công và toàn bộ hành khách rời khỏi máy bay, các kỹ sư đã tìm thấy một lỗ hổng lớn trên phần cánh lái bên trái. (Xem video dưới đây. Nguồn: Independent)

Hãng Emirates giải thích với tờ The Independent rằng sự cố trên là do một trong số chiếc 22 lốp của máy bay A0 bị lỗi kỹ thuật trong quá trình cất cánh. Người phát ngôn của Emirates cho biết vụ nổ lốp đã làm hỏng một phần nhỏ của hệ thống chắn khí động học là tấm ốp bên ngoài máy bay. Ông lưu ý sự cố này không gây tác động đến thân máy bay, khung hoặc cấu trúc của máy bay.

Người phát ngôn cho biết: “Máy bay đã hạ cánh an toàn ở Brisbane và tất cả hành khách đều hạ cánh theo lịch trình”.

Theo hãng hàng không, chiếc máy bay đã được sửa lại hoàn toàn và quay trở lại Dubai hôm 3/7. 
Airbus A0 là mẫu máy bay chở khách lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, theo ghi nhận của The Independent, dòng máy bay này đã không còn được ưa chuộng trong những năm gần đây vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Hoàng Trang/Báo Tin tức (Theo RT)
Các cuộc đình công ở Na Uy làm giảm khí đốt cung cấp cho châu Âu 
Các cuộc đình công ở Na Uy làm giảm khí đốt cung cấp cho châu Âu 

Cuộc đình công của các nhân viên dầu khí ở Na Uy đang leo thang có thể khiến xuất khẩu khí đốt của nước này sang châu Âu giảm 56% kể từ ngày 9/7.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN