Các bác sĩ của tổ chức "Bác sĩ không biên giới" (MSF) tại tỉnh Lugansk. |
Theo OSCE, quyết định trên cho phép các cơ quan của LHQ có thể quay lại hoạt động tại một số vùng ở khu vực Lugansk, miền Đông Ukraine. Tuyên bố trên của OSCE được đưa ra trong bối cảnh vòng đàm phán hòa bình mới về xung đột ở Ukraine đã khởi động tại thủ đô Minsk của Belarus.
Trước đó, ngày 25/9, lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine đã yêu cầu các cơ quan của LHQ, cùng tổ chức "Bác sĩ không biên giới" (MSF) phải rời khỏi tỉnh Lugansk với cáo buộc các tổ chức này hoạt động gián điệp. Ngoài ra, lực lượng này cũng ra lệnh đóng cửa các bệnh viện của nhiều cơ quan LHQ, trong đó có tổ chức Chương trình Lương thực Thế giới (WFP).
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hồi đầu tháng 10 vừa qua khẳng định nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này không phải do các biện pháp mà hai tỉnh Donetsk và Lugansk đề ra, mà do các chiến dịch quân sự, cũng như các biện pháp trừng phạt kinh tế và thương mại mà phương Tây áp đặt với chính quyền Kiev và các khu vực đòi độc lập ở nước này.
Theo số liệu mới nhất của LHQ, kể từ khi cuộc xung đột ở miền Đông Nam Ukraine bùng phát hồi tháng 4/2014, đến nay đã có hơn 8.000 người thiệt mạng, khoảng 18.000 người bị thương và 1,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.